jeudi 16 février 2017

___ Made in ......................

.
by Nous Magazine


Đi dạo ở chỗ này chỗ kia .
Ngừng mắt đọc :

















1.
*    Barcode :








*    Barcode :

00 đến suốt 13 = Mỹ và Canada
30 ~ 37 = Pháp
40 ~ 44 = Đức
49 = Nhật
50 = Anh
57 = Đan Mạch (Denmark)
64 = Phần Lan (Finland)
76 = Thụy Sĩ (Switzerland)
471 = Đài Loan (Formosa)
480 = Phi Luật Tân (Philippines)
628 = Ả Rập Xao Đi (Saudi Arabia)
629 = Liên Hiệp Tiểu Vương Quốc Á Rập (United Arab Emirates, tức UAE)
749 ~ 745 = Trung Mỹ…



(      Sản phẩm “Made in China” đều mang 3 số đầu cuả chuỗi số là 690, 691, 692, … suốt cho đến 695.


Những sản phẩm cuả Đàl Loan (Taiwan) sẽ có 3 số đầu là 471   ).




---------------------------------------------------------


2.


“… chỉ giản đơn điều ước
Nước Việt mình,
xuất khẩu gì cũng tăng
trừ ‘gái’
(chị em thôi xếp hàng ‘kén chồng ngoại’
thôi đứng đường ở xứ Campuchia…)

…”(Thơ Trương Phước Lai)





Tôi nhìn thấy bức ảnh này trong một bài viết trên một tờ báo mạng về chuyện “70 cô gái Việt Nam xếp hàng cho 3 người Hàn Quốc chọn vợ!” Ôi, những cô gái Việt, gần như 100% quê miền Tây trong bức ảnh sao mà khốn khổ, bé nhỏ, tủi nhục. Thu hút tôi chính là bàn chân của cô gái áo đỏ ngồi gần ống kính. Một bàn chân đen đúa, thô, xấu, hẳn còn “dính phèn” ruộng rẫy nhìn sao mà xót xa, lạc lõng…
Với nhan sắc đó, với bàn chân đó, với tỷ lệ 3/70, trước con mắt săm soi kén lựa của những tay Hàn, các em “rớt” trong cuộc “thi tuyển” đáng xấu hổ cho tất cả chúng ta này, các em làm gì?
Tôi biết rất nhiều cô gái có hoàn cảnh tương tự như vậy (xin đừng hỏi vì sao tôi biết). Tôi nhớ Th. (quê Long Mỹ – Hậu Giang, thợ vẽ móng tay) nói qua điện thoại: “Em sẽ qua Sing, làm ở khu đèn đỏ! Trời! “Em cần một số tiền để hùn với hai bà chị giúp cha mẹ cất nhà, em phải đi”… Tôi nhớ T. (quê Thốt Nốt – Cần Thơ) kể: “Ở dưới đó em đi làm cỏ mướn, ngày được hai chục ngàn, nhưng có khi cắt cỏ một mình trong vườn rộng, tụi nó muốn mình, làm đại mình cũng không chống cự được, mà có được đồng nào đâu, lên đây, đi “dù” được năm chục ngàn (trong số tiền 200 đến 300 ngàn mà khách phải trả cho má mì) em còn để dành gởi về cho mẹ chút ít! Tôi nhớ Ng. Nhí nhảnh, dễ thương như một cô bé học trò, có lần Ng. khóc: “Ba em thường nhậu, nói mẹ và em là thứ báo đời, em lên đây ”làm” cũng không được bao nhiêu, em sẽ ra đảo làm, nghe nói nhiều tiền hơn”. Tôi chỉ biết im lặng.
 2-1348793781_480x0


Rồi Ng. đi. Nhớ em, tôi gọi mà không được. Giờ em đã ở một trong những hòn đảo nào đó, nơi có các tàu đánh cá về giao cá, có các thủy thủ quăng tiền vào cuộc chơi để quên ngày tháng lênh đênh. Rồi Th. đi, sau khi được “một bà chị” ứng trước 1.000 đô la gửi về cho cha mẹ cất nhà. Và một lần gọi vào máy T.,em nói mình đang ở…Hà Nội! Tất cả đều rất dễ thương, rất hiền, rất đẹp (hơn hẳn những cô gái trong tấm hình trên).

Tất cả đều đi. Đi khắp ngã, chỉ không quay về nhà để biết rằng có một cái ngày đầy hoa, đầy những lời chúc tụng lừa dối và tự lừa dối như hôm nay! NGUYỄN ÐÌNH BỔN’S FACEBOOK



3.


by Nous Magazine - Phan Thiết ,05.2016



Bây giờ đến phiên tôi viết theo cách made in kiểu mình .








Giữa 2 bài viết ở trên là một thứ công thức .


 Con người đủ trí thông minh để chế biến bằng cách dùng những con số , từ con số mà ra vấn đề .   Ở bài  viết thứ 2 , những vấn đề lòi ra từ con số thì thấy to tác hơn ở cái nghĩa của thảm cảnh .
  
“… chỉ giản đơn điều ước
Nước Việt mình,
xuất khẩu gì cũng tăng
trừ ‘gái’
(chị em thôi xếp hàng ‘kén chồng ngoại’
thôi đứng đường ở xứ Campuchia…)





 Tôi không thích câu viết  những câu viết ở trên vì chua chát quá  < Không phải là thơ và chẳng có gì gọi là âm điệu .

( Nhưng mà thôi, khi tìm đọc như cách cố ý hay vô tình một vài bài viết nào đó, công việc của mình không phải như một ông nhà giáo khó tính để đánh giá cách dụng ngữ của  một tác giả nào đó ...  Họ là ai thì vẫn cứ là họ theo cái nhiền riêng của họ ) .


   Tôi chẳng dính dáng gì với họ khi đã quay về quê hương ...


  Trở về sau bao nhiêu năm xa nhà ( Chữ Nhà có hàm ý danh từ Quê Hương ) Quê của mình không phải là cái khu đẳng cấp ở Nguyễn Huệ và những hàng quán ra vẻ quốc tế và made in Tập Đoàn Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc là made in cái gì đó . Kệ mẹ chúng !




Xuống phi trường Nội Bài , tôi cảm nhận chữ QH qua cái nóng bức có thể làm ướt áo , 2 cái máy ảnh không bị rịn mồ hôi vì nằm yên ả trong túi xách , chỉ có ánh mắt của gã nhóc Hải Quan cầm cái hộ chiếu made in France của mình với hai con mắt và khuôn mặt như dọ, như hỏi : Áo Gấm về Làng hả ?
Biết rồi ! Khổ lắm !
Cái hộ chiếu mà cậu đang xoay xoay cầm trong tay với ánh mắt lạ kỳ ấy không nói được điều gì đâu.
Điều mà tôi Sợ nhất là chẳng may cậu nhóc thả quả bóng thăm chừng :
- Ông thuộc thành phần nào ? Có Phản Động không, ông ?
( Nếu cậu hỏi cung như thế thì tôi sẽ ướt . Lần này thì không ướt áo mà ướt quần . Cậu cứ yên tâm, tất cả những bài viết về dân và Nhân Quyền, tôi đã xóa sạch ở cái Pad nằm trong hành lý, tôi về đây , chỉ để đi dạo mà thôi . Tôi hiền lành khi về thăm quê . Tôi hứa mà .... )
....

Warning 1 :
Tiêu chuẩn Áo Gấm về LÀNG không dành cho tôi vì tôi được sinh đẻ ở SG . Thành phố gần 11 triệu người này không phải là một cái Làng .
( Và trong cái đầu có lắm thứ văn hóa made in hội nhập của riêng tôi có một định nghĩa riêng về chữ Làng Xã : .............
Chữ Làng của riêng mình có những bóng dừa ven con đê có những đứa bé chạy theo cánh diều, có mùi khói lam chiều mà ngày nào đã say mê đọc, có những bữa ăn đạm bạc của một mái gia đình quay quần ngồi ăn ở sàn đất ngó ra bờ sông ....
Hình ảnh làng mạc của mình có những bóng cây toả mát ở đầu đình .
Đơn giản như tiếng ai hò trên sông ....


Warning 2 :
Rời phi trường TSN . Tránh xa những tiếng động vỡ oà từ gã đàn ông ăn mặc lịch sự , áo trắng, quần đen láng mướt, tay xách cái cặp da, cầm Iphone made in China la chí choé với tiếng chửi thề tục tỉu và hắn đang cố gắng gào thét ở máy di động để mọi người để ý như kiểu quan quyền bá hộ ....
Cười vì buồn cười . Nếu bạn sống rất lâu ở các nước tân tiến thì bạn ít và HIẾM khi thấy và nghe cảnh gào thét này < Tôi không phí cái tích tắt của ngón tay để bấm vào nút máy ảnh . Không ! Quê hương của mình không phải là vậy đâu . Ở lại vài ngày ở khu Chợ Lớn , thấy mình cần đi tìm quê hương với những hình ảnh khác .
Phải rời cho bằng được SG của chân dài, bá hộ và SeoPhi từ hàng quán .
...

°°°
Len lỏi về miền Tây, thèm thấy con đò trên sông . Thấy gì ? Nghĩ gì ?

...







...

Aucun commentaire: