mercredi 31 mai 2017

Trôi Về PHÍA EM .

nttt - Saigon




1.

 Làm Sao ?
 Làm sao em biết giữa  những cơn mưa lạnh như thế ?
 Khi anh trôi về em
 Kỷ niệm cũ êm đềm
 Ngày anh đến  bên em
 Thì thầm vậy - mà thôi - em ...


2.


 Thế  Nào ?


 Thế nào là tình  yêu của chúng mình ?
 Em bên người và ngàn đời em vẫn thế
 Thế nào là mùi tóc em trên đoạn cầu biệt ly ngày cũ
 Thế nào là  lời cũ đã qua nhanh ?






 đs.fr

Níu !









ds.fr. 2017















. Níu ! 





... 

Lâu rồi, khi ta không còn níu nhau 
Ở nhau, xa như thế có gì và nói 
Gọi như vậy cũng thế thôi - hỡi nhau 
Đường ấy - có gì mà níu nhau ? 



R&B ở chiều mưa . 

----------------------------------------------------------------------- 




Đã lâu rồi - mình xa nhau 
Nắng đã bạc màu 
Đã lâu lắm rồi không còn ai hỏi thăm nhau 
Ở nhau, mưa và nắng như nỗi đau 
Đau cũng lành lặn - khi mình rời nhau .. 




Đã Quên




đã quên rồi, khi tôi trở lại
năm tháng ấy - vụn vỡ ở chiều mưa
mưa trên phố nhỏ, có lẽ là như thế
mưa như thế, có lẽ chúng mình thừa .



đs.fr 





 Níu em lần nữa


 Nếu anh níu em
 Như níu màn đêm
 Đêm về ở mùi tóc
 Như níu đêm nào bên em .

 Nếu  - phải chi - ta níu nhau  lần nữa
 Em làm gì - để có thể trở lại ngày cũ
 Khi em nằm lịm im trong vòng tay nhau
 Níu em - Níu anh - làm chi nữa hỡi nhau ?





 đs.fr

lundi 29 mai 2017

THÊM Câu Trả Lời

.






Thêm lần với Cháu Trai <


.
THÊM Câu Trả Lời <
----------------------------------
Bây giờ chú viết THẬT LÒNG cho cháu và xin cháu một ân huệ và mong mỏi cháu trai trả lời , sau đó :
.
Sáng nay, chú ngồi ở ngoài vườn trong buổi rất sớm trong ngày nghỉ .Chú dùng thì giờ dọc các bản tin ở các nơi .
Mở Youtube , nghe và xem Lisa Phạm xúi dục khủng bố bên VN - Quê mình !
Lisa Phạm với khẩu hiệu Khai Dân Trí : Khủng bố - Đốt và GIẾT !
( Khốc Liệt quá phải không, cháu trai ? )
Chú lắc đầu, hạ hỏa mở link khác để nghe chàng 8 X tên là Huỳnh Quốc Huy nói gì và biện luận ra sao - ? -
Giữa Người Buôn Gió ( BTH ) Lisa Phạm và Huỳnh Quốc Huy là 3 trình độ khác nhau .
Giải thích từ nhiều cách nhìn nhận KHÁC NHAU và còn TÙY ở từ CĂN NGUYÊN :
Nếu cháu trai học ở môn NHÂN VĂN thì từ Căn Nguyên là cái duyên cớ !
Cắt hẳn chữ DUYÊN và chữ CỚ là 2 điều khác nhau :
Người ta dùng chữ Duyên để đổ thừa cho cái Cớ theo cái cách đảo lộn tùng xèo < :
- Tại vì có duyên nên chúng mình gặp nhau - Có thể là NỢ - và cái cớ là tại vì mình hạp nhau nên mình có Duyên !
Hơ hơ !
Mức độ của sự Ngụy Biện , Bạo Biện tùy nghi hơi giống nhau để kết thành chữ DUYÊN ! ( Lắm khi nghe cải lương và sến vô cùng ! )
Khi muốn Biện Luận và BIỆN LÝ , ta nên theo vài tiêu chuẩn của khoa học .
.
Thử lấy một hình ảnh của vị Lãnh Tụ .
Lãnh tụ là kẻ tìm đường đi trước và dẫn dắt ! Vị lãnh tụ ấy có sự hạn chế của hoàn cảnh lịch sử và thời gian . Lãnh tụ không phải là thượng đế , là thánh , là chúa , là phật ! .
Thế thì , tại sao ở chế độ tà quyền mang tên CS, họ ca tụng lãnh tụ đến muôn đời và đưa lãnh tụ ấy lên hàng cao cả để thờ phượng ?
Và ai , nhóm nào phải đứng lên để phản biện ?
Quy tắc để phản biện ra sao ? Phản biện có phải là dùng thời gian để phân tích và tìm chứng cớ để có thể chứng minh và tìm ra sự thật ?
Ở các xứ văn minh , họ khó lòng để phải đồng thuận giữa hai danh từ Văn Hóa và Văn Minh .
Họ phải viện dẫn rõ ràng :
Văn hóa là truyền thống từ tập tục ( Tinh Thần ).
Văn Minh là chiều hướng cải cách và áp dụng các hình thức vận chuyển để thay đổi xã hội và cộng tác để đưa một đất nước đi lên để có cơm no áo ấm . Dân giàu, nước MẠNH .
Ở năm đầu đại học , nếu ta mở mắt để so sánh : Ở xứ nhỏ như VN, trong 6 tháng và 1 năm sau thời 1975, họ đào tạo tầng lớp sinh viên ra sao ?
Có phải là bên mình , họ hay cố tình mập mờ và lẫn lộn chữ Văn Hóa và Văn Minh hay không ?
Câu trả lời của xứ tân tiến khác hẳn : Ở năm đầu đại học, họ chỉ cách cho sinh viên nhận thức được một cung cách suy nghĩ và dìu sinh viên tiến bước về những kỷ năng và độc lập . Họ dậy cho đám trẻ biết cách cộng tác từ nhóm học và dùng tư duy để cùng phát triển .
Một đứa trẻ khi bị PHẠT , nó phải biết tại sao nó bị PHẠT Vạ ! Và sau đó, nó phải nhìn nhận trách nhiệm để thay đổi .
Sự học thuộc làu từng chương kiểu xưa không thể nào đứng vững ở các nước công nghệ là con đường đào tạo những cá nhân để có thể tập hợp theo cách cộng đồng .
Đã mang thân phận là con người, ai cũng có sự nhỏ nhen để đố kỵ , chính sự đố kỵ ganh ghét đã không làm một tập thể tiến xa hơn vì những ý nghĩ tiêu cực .
*
Thêm những câu hỏi thì sẽ có những câu trả lời . Trả lời thế nào và ra sao ?
Cháu trai, tôi chỉ yêu cầu cháu một điều : Hãy tìm cách tập hợp và tranh đấu cho quê hương mình . Đại nạn đang xảy đến cho dân tộc mình thêm một lần nữa sau 1000 năm bị giặc đô hộ .
Lẽ nào ?



đăng sơn.fr



.


dimanche 14 mai 2017

Thơ như Thư Tình

.

















Ở MỘT CHỖ MẮC NỢ NHAU
____________________________________
° đăng sơn.fr





Em và tôi,có lẽ ta mắc nợ
Nợ từng chiều hiu hắt,nợ tờ thư
Tờ thư ấy ướt đẫm lời tình tự
Đã một ngày gặp gỡ tưởng trong mơ

Em quay đi - có điều gì chưa nói
Giữ trong lòng ,ai mà biết vì đâu
Cơn mưa nhỏ chỉ đến thăm một thoáng
Con phố chiều có lẽ vẫn thiếu nhau

Tôi và em ở hai đầu con phố
Từng ngày qua dành chỗ ở lặng thinh
Ta rời bước để khi về chỗ cũ
Tìm lời hẹn không nói ở chúng mình







TỪ MỘT CHỖ MƯA RƠI

_________________________________

nguyễntrườngan & đăng sơn.fr





- Ừ - Em về đi,về dưới cơn mưa nặng hạt
Con đường rộng vẫn lộng gió tình tôi
Tôi ngồi lại nhìn cơn mưa qua cửa kính
Em quay đi,nhặt mất nơi tôi những tiếng cười

Ừ - Em , con phố núi đã buồn hơn tôi tưởng
Quyển sách dày nằm trên bàn trơ trọi
Những trang sách thiếu em vẫn lẻ bóng
Những con số quay đi,quẩn lại thế mà thôi

Ừ -
Ừ -

Những buổi,những ngày như thế
Vẫn là tiếng mưa như lệ khúc trong lòng tôi.......



___________________________

. B .

.







BIỂN XANH để thấy Chợt Nhiên ...

_______________________________________________




Mùa hạ còn dài.Hồng rực một phía trời nóng.Nóng hừng hực trên từng con
đường trong thành phố.Xe chạy chậm dưới những hàng cây,chợt nhiên nhớ
lại một ca từ của một bài hát mới vừa nghe .

Bài hát viết :

"...nắng vương vãi trên ngọn sóng cao
chiều mùa hạ nơi mình đang dạo bước
mắt em xanh như màu nước biển
biển xanh, xanh như mây trời
hạ hồng, hồng như ....
Hồng như môi em giữa chiều ngập gió.Hồng như nụ hôn không lấy gì
làm vội..Hồng như......"

Bài hát lạ lẫm,ca từ có đâu đó đủ màu sắc của một thời thương yêu....


Xe đang chạy ra biển.Thành phố biển không xa lắm.Chỉ vài đoạn đường
cong,đường thẳng là đến.Phố biển buổi chiều có nét dịu dàng..Phố hiền
ngoan lắm.Phố có những triền dốc cao để ta có thể đứng yên nhìn xuống
bãi cát vàng lấp lánh gió.....


Mỗi người có một cách thức riêng để yêu biển khi nhìn biển. Đã từ
lâu,tôi có cách của mình : Đi dạo theo dọc những hàng cây trên con
đường thoai thoải dẫn từ đầu cây cầu nổi này đến cây cầu khác cuối con
ngõ có những chuyến tàu đang đợi khách du lịch,tôi thích thú ngắm nhìn
từng đoàn người đang vui vẻ bước lên xuống những chuyến tàu.
Biển lộng gió.Biển đẩy lại những hình ảnh,những kỷ niệm từ một ngày nào.

Tôi thử không nhắc đến kỷ niệm của riêng mình ở buổi chiều nay.Cuốn
sách truyện nằm gọn trong túi xách đẩy tôi lại một cái quán nước .Tìm
được một chỗ ngồi khá yên tĩnh,tôi mở trang sách .Những trang giấy
cũng đang kể về một chuyện tình nơi phố biển :

" .....


Biển mênh mông một màu xanh ngút ngàn, cát và sóng lăn tăn đùa giỡn
với nhau trên những ngón chân của khách dạo biển. Mùa hạ vẫn còn đây,
ngày còn dài với màu hồng rực từ phía chân trời.

Con sóng lớn từ ngoài ập vào bắn tung tóe những hạt cát mịn đang nằm
ngoan ngoãn trên bờ. Những sợi nắng vàng nhảy tung tăng trên con sóng
chạy vòng quanh bãi cát trắng.... Em đang chờ anh đến từ những con
đường dẫn ra biển từ thành phố trên cao... Ơi ;anh có thấy tóc dài em
đang bay theo những làn gió chung quanh ? Ơi; anh có thấy ánh mắt em
đang reo vui vì mình sẽ gặp nhau trong phút chốc ? Những ngón tay đang
nhớ nhau vì chúng nó đã hẹn hò với nhau từ lần gặp gỡ trước....
Này anh, thời gian chờ đợi như dài ra, cái nóng như nồng hơn, hơi biển
như mặn hơn để em chìm đắm trong niềm nhớ nhung mong đợi và biết rằng
anh sẽ gần kề trong phút giây.


Cái nóng, cái nắng của mùa hạ hồng chung quanh, nhưng em đang đươc gió
mát từ biển ve vuốt trên từng phân vuông da thịt. Ơi, hạnh phúc là
đây, hạnh phúc hình như đang có màu sắc, em thấy hạnh phúc đang có màu
xanh của biển, màu hồng của mùa hạ, màu vàng của nắng, màu lấp lánh
của bãi cát, màu trắng của mây trời, màu nâu của ánh mắt tình tứ từ
anh, màu hạt dẻ từ màu mắt em.... Tất cả trộn lại, em đặt tên là Màu
Hạnh Phúc nhé anh....." (by m@anh)




Vậy ư ? Thế sao ? Cuộc tình nào cũng bắt đầu bằng nỗi mong nhớ đợi
chờ. Ngồi ở một thành phố biển,ngắm nhìn bãi cát rực màu chiều.Nhâm
nhi một ly nước ,thả mắt đi dạo trên những dòng chữ viết về tình yêu
cũng là một cách nhẹ nhàng thở và sống. Tôi đặt tay lên trang sách như
thủ ve vuốt những ý nghĩ của chữ chạy dài theo từng ý nghĩ.Và bỗng
chốc,tôi nghe tiếng chiều rơi.Nhẹ.Êm.

Nhẹ như hơi thở mang mùi gió biển.Êm như một màu hạnh phúc đứng từ
xa để ngắm nhìn.

Chiều rơi chậm.Chiều đang rơi.Và tôi biết mình sẽ có cái hẹn với
trang chữ tình yêu như thế cho buổi tối nay.Những trang chữ của một
mối tình bắt đầu trên biển lúc nào cũng làm tôi say.Say !







* LỜIbiểnru
_____________________




về nghe biển khẽ lời ru
tưởng như tình đã ngủ vùi trong ta
tưởng là nhạt dấu chân ngà
tưởng như tình cũ chỉ là vết rêu

về nghe phố biển ru chiều
có lời hẹn ước với niềm quạnh hiu
biển xanh một góc tình yêu
tím ta một phố ở nhau ngày nào




________________

đăng sơn.fr 


 

lundi 8 mai 2017

- Tạm .

.



 Cún Rock - Usa



H và B ...............
Muốn biết thì phải tìm cách để HIỂU .
Hiểu ở chữ Duyên và chữ TÌNH .
Người như mình không thể cứ mãi bám víu vào chữ Duyên để sau đó mới tìm HIỂU .
Khi hiểu ra thì có khi chữ BIẾT là vô nghĩa .





đs.fr
.

dimanche 7 mai 2017

* Le Combat







Emmanuel Macron, le 12 juillet 2016.

Emmanuel Macron

.   
Ce que vous ne savez pas encore sur Emmanuel Macron

*  Son passé, ses habitudes, ses passions… Europe1.fr se penche sur plusieurs aspects méconnus de la vie du nouveau président de la République.  


*

Dix infos totalement inintéressantes sur Emmanuel Macron :

Etes-vous sûr de vouloir tout savoir du nouveau président de la République ?

• Il est le premier Emmanuel à accéder à la présidence de la République française.
• Son nom fait 9 points au Scrabble, plus faible total de la VRépublique, juste derrière De Gaulle (10) et très loin de Sarkozy (34). (En même temps, on n'a pas le droit aux noms propres).
• Il est né un 21 décembre, comme Kiefer Sutherland (aka le président Kirkman de la sérieDesignated Survivor) et Joseph Vissarionovitch Djougachvili (aka Staline).
• Il mesure 1,73 m soit 6 centimètres de moins que la moyenne des Français et 1 centimètre de moins que Marine Le Pen (plus grande elle, de 10 cm, que la moyenne des Françaises).
• Il a fait dix ans de piano et a obtenu un prix de conservatoire à Amiens.
• «Le vin, c’est l’âme française», a-t-il déclaré à l’Express. «Un repas sans vin est un repas un peu triste.»
• Son chien, un dogue argentin, s’appelle Figaro.
• A l’ENA, son surnom était André Rieu, à cause de sa coupe de cheveux.
• En classe de troisième, à l’issue d’un stage, il a reçu le premier prix lors d’une cérémonie au collège.

-


Au-delà des couvertures de magazines people qu’il a multipliées depuis deux ans, connaît-on véritablement Emmanuel Macron ? Objet de plusieurs biographies parues depuis le début de son ascension fulgurante, le nouveau président de la République refuse de se dévoiler totalement, mais sa vie privée recèle d’anecdotes qui en disent long sur lui. 
Il aurait pu être écrivain
Selon Le Point, il aurait d’ailleurs écrit trois livres, jamais publiés car il n’en est “pas content”. L’un d’eux est un livre d’aventures, dont l’action se déroule dans l’Amérique précolombienne. Son rapport à l’écriture ?  “Les gens que j’admire le plus sont les écrivains, ceux qui sont un peu intempestifs. Il y a un vrai courage à écrire. Beaucoup plus qu’à faire ce que je fais. Beaucoup plus qu’à faire de la politique. Si j’étais vraiment courageux, j’écrirais”,confesse-t-il à des étudiants de Sciences Po en avril 2010
Mais il était nul en maths
Emmanuel Macron a obtenu un bac S dans le prestigieux lycée Henri-IV à Paris. Pourtant, les chiffres ne sont pas son fort. C’est d’ailleurs ce qui le fera échouer au concours d’entrée de l’Ecole Normale Supérieure à l’issue de sa classe préparatoire en lettres et sciences sociales. 
Il aime le karaoké
Il a étudié dix ans le piano au conservatoire d’Amiens, où il a obtenu le 3e prix du conservatoire. Il en a gardé un goût très prononcé pour la musique classique. Mais le nouveau président n’est pas vraiment un mélomane de son époque : François Hollande adorait Zaz, alors qu’Emmanuel Macron est davantage conquis par Charles Aznavour ou Léo Ferré. Sans oublier le karaoké, qu’il pratiquait souvent à l’époque de l’ENA, à Strasbourg. Mais il est un artiste qu’il adore particulièrement : Johnny Hallyday, avec qui il a dîné pour les 88 ans de Line Renaud.
Une publication partagée par Laeticia Hallyday (@lhallyday) le 6 Juil. 2016 à 11h01 PDT
Il adore faire des blagues
C’est un point commun qu’il partage avec François Hollande. Quand il était à l’ENA, il a placé dans le casier de Sebastien Veil, petit-fils de Simone Veil, un rat. Et Sébastien Proto, ancien conseiller de Nicolas Sarkozy, affirmait qu’il allait voir Emmanuel Macron quand il rentrait de mission, pour “décompresser”. Un humour dont il s’est aussi servi pour tordre le coup à des rumeurs sur sa vie privée : “Pour mettre les pieds dans le plat, si dans les dîners en ville, on vous dit que j'ai une double vie avec Mathieu Gallet ou qui que ce soit d'autre, c'est mon hologramme qui soudain m'a échappé mais ça ne peut pas être moi !”, s’amusait-il devant ses partisans, début février.
Un défaut ?
Il est toujours en retard. “Il est rarement à l’heure”, confiait récemment sur LCI Richard Ferrand, l’un de ses proches et secrétaire général d’En Marche !, qui lui connaît “un rapport distant à la ponctualité”. Une manie qui l’oblige parfois à décaler le début de ses meetings de plusieurs minutes, voire d’une heure.
Il a passé six mois au Nigéria, en stage à l’ambassade, quand il était à l’ENA entre 2002 et 2004. Comme pour tous ses stages, il a obtenu la note de 10 sur 10 au terme de son semestre. Et c’est là qu’il a vécu le 21 avril 2002, raconte Anne Fulda, auteure d’Emmanuel Macron, un jeune homme si brillant.
C’est un boxeur qui aime le foot
Emmanuel Macron a enfilé les gants pendant plusieurs années pour s’adonner à la boxe française, lui qui a fait du noble art un de ses hobbys préférés, comme Manuel Valls. Depuis quelques temps, la fréquence de ses montées sur le ring aurait pourtant baissé. Dans sa jeunesse, il s’était aussi adonné au tennis. Point commun avec François Hollande : il aime aussi le football, même si sa technique manque cruellement d’élégance.
La carte postale : Le Touquet

Après Amiens, c’est LA ville d’Emmanuel Macron. Là où il s’est marié, là où il vote, là où il passe ses vacances et bien plus encore. Dans la construction de son image, la station balnéaire huppée de la Côte d’Opale a joué un rôle primordial. Parviendra-t-il à s’échapper de l’Elysée pour s’y réfugier pendant son mandat ?
( par :   Thibaud Le Meenec - Europe 1 )






......

samedi 6 mai 2017

...déFINITON.

.





Les sciences humaines et sociales regroupent de nombreuses disciplines scientifiques qui cherchent à expliquer des phénomènes dont les explications ne relèvent pas de la biophysique, mais plutôt des influences, des faits sociaux, des autres ou de l'environnement sur les actions, comportements et attitudes humaines.  Ses domaines de recherche sont nombreux, allant de la géographie à la psychologie sociale, en passant par la linguistique, la démographie, l'histoire, l'anthropologie ou la sociologie.
Actuellement, les sciences humaines et sociales peuvent converger plus ou moins avec d'autres domaines des sciences. C'est le cas avec la biologie (notamment dans le domaine de l'environnement). Certaines convergent également vers la physique et la chimie. D'autres en divergent fortement. Des champs entiers des sciences sociales font usage des mathématiques et du formalisme.
Chaque discipline des sciences humaines et sociales, a ses propres écoles de pensée et de nombreuses approches méthodologiques et théoriques. Il n'y a pas de principe universel ou une seule dénomination; chaque champ de recherche a ses particularités. L'expression "Sciences humaines et sociales" vise ici à dépasser les nomenclatures administratives et historiques propres à chaque pays et même parfois chaque université, afin de traiter du sujet ; un champ de la recherche vaste, où les influences sociales et humaines sont étudiées




- Bài học :

 "     Trong cuộc chiến truyền thông, bút chiến, khẩu chiến, phím chiến...!

Muốn làm chủ cuộc chơi thì bạn phải tự chủ, chơi theo cách của bạn, đừng chơi theo cách của người ta sắp đặt, dẫn dắt..., để rồi trở thành bia tập bắn. 

Để tránh bị dẫn dụ thì đừng tin cái người ta cho bạn thấy, đừng lấy cái người ta muốn bạn cầm, đừng mất tinh thần với cái người ta muốn bạn nghe, đừng khoe cáì người ta khen bạn có, đừng hé lộ cái người ta muốn bạn TRƯNG ra. Bạn cần một thời gian đủ lâu để nhìn nhận lại tất cả, đánh giá lại tất cả, trước khi lên tiếng. Hãy lắng nghe và suy ngẫm để thấu hiểu

Bởi điều người ta nói có làm xấu bạn hay không nằm ở cách trả lời mà bạn sắp nói ra. 

Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Vì khi đã nói ra, sẽ không chuộc lại đuợc, nóng vội sẽ phạm sai lầm, còn nghi ngờ thì gác lại kẻo bị oán, chưa chắc chắn thì thận trọng kẻo hối hận. 

.................. by AHN . 06052017 .






.





jeudi 4 mai 2017

Chuyện kinhDỊ

.




° Đoản Khúc

.
by BeeBee. france





Khoảng Im Lặng
( khi mình xa nhau )
-----------------------------------------------------
.
Hình như có vài điều trùng hợp mà mỗi người chúng ta để ý : Chữ Duyên Tình làm người ta lại gần nhau .
Thời gian có những con số quay đều cho đến lúc chữ ' Duyên ' bị đánh rơi ở cái góc kẹt nào đó của đời sống và bỏ quên nhau .
Chuyện bình thường như khi ta ghé một tiệm ăn , ăn những món rất ngon và khi rời tiệm , có khi ai hỏi thăm : Bạn ăn ở đâu mà khen ngon ?
- Ơ ơ ! Tôi quên khuấy cái tên tiệm rồi . Sorry !
Nói như thế thì có vẻ vô tình và bạc bẽo quá .
Riêng tôi , kẻ yêu niềm viết lách , tôi không cho phép mình QUÊN trong sự yên lặng của riêng mình .
Khi viết thì phải giữ lại trí nhớ .


đ.s.fr..



Giữ Mình .

.

ds.fr 








 Thấy dễ Thương .
 Mở trang cá nhân , thấy Fb nhắn :

 "  Hãy giữ cho mình khô ráo. Dự báo hôm nay  bên Pháp có mưa   " .

Thấy dễ mến dễ thương như thế mà chẳng hiểu gì , họ làm việc cho hãng Fb , có lẽ họ rảnh lắm chắc ở cả tỷ tỷ người dùng Fb . Chẳng lẽ họ là người máy robot để nhắn tin tự động .
Hứ . Ai chả biết rõ là khi mưa rơi thì khi ra đường , mình phải mặc áo mưa hoặc che dù .
Biết đâu , có ai đó chướng lên để lội mưa , lòng chọt nhớ về một ai đó để có thể vò vẻ làm thơ tình lãng mạn .
( Nói về chuyện làm thơ thì giật mình thấy lại chính mình : Sao dạo này mình khô khan như cục đá , như khúc củi héo và chán những bài thơ . Hay tại mình cứ viết về những cái đấm đá và khùng lên , hùng hục như con trâu điên ? )
Lẩm cẩm, che dù ra cổng , đi bô chậm rãi , nghe tiếng răng rắc trên cánh dù như tiếng nhạc ' thấy ' vui tai .
Mà lạ : Sao mà viết và nghĩ đến từ Nghe Thấy chứ ? Viết vậy là viết kiểu thừa thãi chăng ?
Thôi kệ . Nghĩ gì, viết đó . Viết kiểu rất giản di, miễn là có cái mà viết .
Viết khi không cần nói để không gây thêm tiếng động và giữ lòng yên ổn thoải mái .
Đi bộ một lúc lâu, mỏi chân , ngồi xuống ngắm cảnh vật , bỗng chợt nghĩ đến vài người bạn mất tích ở đâu đó . Họ và mình bị cuốn đi bởi thời gian và lắm khi không còn biết nói gì với nhau .



* CHỌN ?

.



Đã biết rằng sự  chọn lựa là điều bắt buột và tùy ở sự suy nghĩ riêng của chúng ta .

   Vào một nhà sách , thấy cái tựa  mang tên : Người Việt Nam Tồi Tệ , tôi sẽ không mua mà chỉ đứng  mở vài trang để đọc ké mà thôi . Lý do khác là vì tôi là người Việt, cảm thấy xấu hổ và thấy mình rất hèn khi không muốn nhìn vào sự việc - Nhất là khi đọc bảng Mục Lục <




NGUOI VIET NAM TOI TE COVER copy

Người Việt Nam Tồi Tệ, nghiên cứu văn hóa – điều tra xã hội. Tác giả Lâm Nhược Trần,
*Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2016. (bìa và trình bày: Uyên Nguyên)



---

MỤC LỤC

Lời Nhà Xuất Bản
Lời Nói Ðầu
Dân trí thấp kém, giáo dục bất cập, văn hóa lạc hậu.
Sự gia trưởng, độc đoán và tính bảo thủ
Sự thiếu trung thực hay tính gian dối, xảo trá và lật lọng.
Sự thiếu uy tín.
Sự vô cảm, thiếu tự trọng và tinh thần vô trách nhiệm.
Sự thiếu ý thức (cá nhân và quan hệ cộng đồng).
Sự tùy tiện, cẩu thả, thiếu kỷ luật, thiếu óc tổ chức, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tinh thần cầu thị, tánh xuề xòa và thiếu nguyên tắc.
Sự mơ hồ, nhập nhằng, thiếu minh bạch, hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần.
Sự thực dụng.
Sự cảm tính, lòng nhẹ dạ, cả tin và tánh mê tín, dị đoan.
Tánh khôn vặt, ăn xổi ở thì, làm ăn chụp giật và chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt.
Tánh tham lam, nhiều chuyện, hay ganh ghét, đố kỵ, thích gièm pha, bôi nhọ và đâm thọc.
Tánh hay bắt chước, a dua, học đòi (kiểu trưởng giả học làm sang) và vọng ngoại.
Tánh xô bồ, nhếch nhác, ăn dơ ở bẩn.
Tánh thích ăn nhậu, bài bạc.
Tánh lưu manh và thích bạo lực.
Tánh hay nổ, sự háo danh, hay khoe hoang, tự cao tự đại, thích phô trương và chuộng hình thức bề ngoài.
Cậy thần, cậy thế, cửa quyền, đặc quyền đặc lợi và lợi ích nhóm.


(Trích NGƯỜI VIỆT NAM TỒI TỆ của Lâm Nhược Trần, tr.157-190)


 Có đoạn tác giả viết :


<Con người càng lúc càng trở nên vô trách nhiệm, không chỉ ở sự ràng buộc giữa những người thân trong gia đình với nhau (những người cha thiếu ý thức và vô trách nhiệm sinh con cả đàng cả đống, bài bạc rượu chè bê tha, không chăm lo được tốt cho đời sống vợ con mà còn lăng nhăng trai gái bên ngoài, nhiều khi bỏ hẳn vợ con sống bơ vơ, thiếu thốn mọi thứ để chạy theo tình duyên mới, nhiều đứa trẻ trong hoàn cảnh này, vì đời sống phải bỏ nhà lên các thành phố lớn tìm đường mưu sinh, mà đa số là rơi vào cạm bẫy của ăn chơi sa đọa) mà còn cả trong các mối quan hệ đồng nghiệp, xóm giềng, chính quyền với người dân, giữa người và người trong cộng đồng nói chung và giữa người với môi trường sống chung quanh nói riêng, từ đó nẩy sinh ra tánh ích kỷ và sự vô cảm. Những gì thuộc về mình thì phải nhất, nhà mình phải lớn nhất, cao nhất, đẹp nhất, sạch nhất nên rác rưởi quăng bừa ra ngoài đường, bên nhà hàng xóm. Làm việc ồn ào, mở nhạc với âm lượng thật to để cả làng cùng nghe (thật ra chẳng ai muốn nghe) và cả vào những thời khắc mà người khác cần yên tĩnh để nghỉ ngơi. Tôi và nhiều người bạn, người thân thường xuyên bị tra tấn mỗi khi đi ngang các cửa hàng thời trang, cửa hàng di động, cửa hàng điện máy, những gian hàng quảng cáo, tiếp thị, hoặc phải đi dự những cái đám cưới, những buổi hợp mặt liên hoan tại các quán nhậu hay vào các quán cà phê, nơi mà âm nhạc được mở to hết cỡ đến đinh tai nhức óc. Vào những nơi đó, nhiều người có tâm lý muốn được yên tĩnh để trao đổi, tâm sự với nhau, nhưng khi nói chuyện phải hét vào tai nhau đến đau cả họng. Đây không chỉ là sự thiếu ý thức (ở một phần khác sẽ đề cập tới nhiều hơn) mà còn là phong trào, là trình độ hiểu biết, thưởng thức âm nhạc một cách hời hợt và thấp kém của đa số người dân, đặc biệt là giới trẻ. Hàng ngày, sáng sớm, đang ngủ say, nhiều người đã bị tiếng loa phường đặt nơi đầu hẻm ‘đâm muốn thủng màng nhĩ’. Thật lạc hậu và tệ hại, đã là năm 2015 rồi mà nước ta còn dùng loa phóng thanh để thông tin tuyên truyền như cái thời chiến tranh, bao cấp. Ô nhiễm tiếng ồn cũng như ô nhiễm không khí (khói bụi), đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người. Từ sự vô trách nhiệm đã trở thành nếp sống, thành tác phong làm việc của những con người quản lý xã hội đã khiến cho nhiều điều bất cập cứ tồn tại mãi từ năm này qua năm khác, dù là những việc rất đơn giản. Nạn hôi của (cướp hàng, móc bóp, trộm điện thoại, v. v…) hay thái độ làm ngơ trước những trường hợp bị nạn, trước những khó khăn hay nỗi đau của người dân đã bộc lộ hết cái tính vô cảm, vô tâm của con người.

 “Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần: Reo hò trước nỗi đau người khác (Như Lịch). Sự vô cảm, từ chối trách nhiệm và hành xử thiếu văn hóa đang trở thành ‘căn bệnh’ lớn dần trong đời sống xã hội. Phải xem đây là chuyện quốc gia đại sự, cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ…"












....

* Đọc gì ở NET ?

.




đs.fr

__________________________________________







Có những ngày , phải tắt ngấm đi  màn ảnh TV và có  lắm khi cũng nhc tai, nhức óc để tắt luôn sự  quá ồn ào bàn tớí  bàn lui của đám ký giả đang bu kín chuyện bầu cử.

 Mệt mỏi để đi ngủ sớm, mở màn ảnh máy tính đọc NET  : - Những bản tin  đầy hình ảnh trải đầy làm mắt bị choáng và ngộp . Mắt ngừng tạm ở bản tin nói về cảnh giết người, giết cả con cái và họ đã phát thẳng ở tài khoản Fb  trước khi bị kiểm duyệt và bị tháo gỡ hình ảnh < Tập đoàn Fb đang có ý định là sẽ tuyển dụng thêm 3000 người để có thể ngăn chận những gì quá  đáng bị đăng  tải của những kẻ không hề có ý thức .


   Góc màn ảnh báo ở  ô cửa sổ là đã có thêm nhưng bài viết mới đến từ  WordPress.com <

 Mở trang để đọc thêm những bài vở của những người viết đã thao thức và có lòng .




* Ðặng Phú Phong: Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật.


 Ông viết hàng dẫn ở quyển sách biên khảo :
Thưa…
Viết là muốn chia sẻ.
Đọc là muốn tìm hiểu.
Người viết là một khu rừng.
Người đọc  là kẻ phiêu du với tấm lòng rộng mở.
Nhưng người đọc liệu có thể đi hết những góc, gai của khu rừng đầy ẩn lối.
Điều này cũng xảy đến cho người làm nghệ thuật.
Quan hệ giữa người làm nghệ thuật và người tìm hiểu rất khó bão hòa, khoảng cách đôi khi là muôn trùng diệu vợi.

*


Nguời đọc cũng có  rơi vào một bài thẩm vấn với tựa đề :

Phạm Thanh Nghiên – Phỏng vấn Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Hãy Chọn Cho Mình Một Thái Ðộ Chính Xác Trước Thời Cuộc”






..

 Sẵn thấy mình còn sức nên đọc thêm một đoạn viết của Tuấn Khanh ở bài :



Quan chức cho con du học: dấu hiệu của tham nhũng.  Có đoạn ông viết :


'.... Trích :
<   Các nhà hoạt động nhằm vận động minh bạch các nguồn tiền này nói rằng hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển đang là điểm đến cho cá nhân tham nhũng ở nhiều nước. Việc đưa con cái đi du học đang thịnh hành, nhằm để tạo danh thơm cũng như chuyển hợp pháp tiền bạc tham nhũng, tiền bẩn qua ngã đóng học phí cho trường học và các trường cao đẳng, hiến tặng tiền cho các khoa trường đại học, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu.
Đừng ngạc nhiên khi các quốc gia nghèo khó ở Châu phi hay các nước luôn lên giọng thù ghét phương Tây hoặc chế độ tư bản như Trung Quốc, Iran, Việt Nam… thậm chí là Bắc Triều Tiên, con cái các quan chức, lãnh đạo… vẫn được âm thầm đưa đi du học ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ… với những chi phí lớn đi kèm như xe, nhà riêng… lên đến hàng triệu Mỹ kim.
...   " "  Câu hỏi đơn giản, là với mức lương tuyên bố rất cần kiệm của nhiều quan chức – cụ thể như ở Việt Nam – làm sao họ có thể cho con cái lần lượt đi du học, sắm sửa mọi tiện nghi mà chính người bản xứ lao động cật lực cũng phải ngạc nhiên. Không khó để điều tra, cái khó là làm sao luôn tỉnh táo trước những chương trình chống tham nhũng ở các quốc gia đó luôn kêu vang, mà thực chất là để trình diễn trước đám đông.  ""

.





 Ngoài những bài viết như thế, còn rất nhiều những thao thức khác để NHẬP CUỘC  - Ngườì đọc có thể hiểu rằng sự ý thức từ văn hóa và các hoàn cảnh chính trị không bao giờ là  ở yên vị  trên những bàn tiệc đình đám . Bộ óc để suy nghĩ không nm trong cái  bao tử của bọn tà quyền đang hút máu của dân .


 Thảm họa của sự biểu diễn ngự trị cần có sự nổi dậy để  phải THAY ĐỔI .

 Điều gì sẽ xảy đến sau này ?







 đăng sơn.fr



------------------------------





.