mardi 29 avril 2014

** NGÔN TỪ

.






Theo một đường dẫn, tôi đọc được một bài viết hay . Đặc biệt .


Xin được tải lại để có thể viết sau đó :






oOo




" Chẳng lẽ phải có luật bản quyền phong cách ?




Có lẽ với những người chăm đọc, chăm viết, hoặc đơn giản là quan tâm tới văn học, thì việc đạo văn đã là một vấn đề gây khó chịu suốt bao lâu nay, đặc biệt là với văn học mạng thì lại càng phức tạp. Bây giờ, người ta không đạo nguyên bài, nguyên đoạn, nguyên câu nhận xét như ngày xưa nữa, những “người cầm bút chưa tạo được phong cách của mình” đã tinh tế hơn trong việc “mượn ý tưởng của người khác”. Đó đôi khi chỉ là “mượn” 1 từ.


Vâng. Chính xác là MỘT từ.


Bạn có thể ngạc nhiên và bất bình. Tiếng Việt của chúng ta được các tổ tiên từ xa xưa đặt nền móng hình thành mà phát triển, là thuộc sở hữu của tất cả mọi người, đâu riêng ai. Từ ngữ cũng tự thế mà được sinh ra trong quá trình sinh hoạt, trao đổi ngôn ngữ giữa cộng đồng, vậy hẳn nhiên là ai cũng được dùng, ai cũng có thể đem vào tác phẩm của mình, vậy tại sao lại có thể loại “đạo MỘT từ”?


Đúng là thế các bạn ạ. Tiếng Việt chẳng của riêng ai. Từ ngữ chẳng của riêng ai. Nhưng cách sử dụng từ ngữ thì lại có.


Từ Tiếng Việt của chúng ta có một đặc điểm là, có thể biến chuyển rất nhiều nghĩa, cùng một từ có thể sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu, diễn đạt được nhiều cảm xúc, trạng thái, hiện tượng khác nhau. Đó là tùy vào khả năng, cách tiếp nhận và ngụ ý của người viết. Vậy nên Tiếng Việt luôn được làm mới, biến hóa, mở rộng dưới ngòi bút của các tác giả. Như chúng ta học văn đã biết nhiều đến cách miêu tả chuyển đổi cảm xúc, những vế so sánh độc đáo,… là biểu hiện phong phú của từ ngữ.


Có những từ/cụm từ vì được sáng tạo “đặc biệt” nên trở thành “nhãn tự” của tác phẩm, hoặc trở thành phong cách riêng của người viết, chỉ có thể xuất hiện trong tác phẩm của người đó mà thôi. Ví dụ như, chỉ có Huy Cận mới có “trời lên sâu chót vót”, chỉ có Xuân Diệu mới có “tuần tháng mật”, chỉ có Thảo Dương Kẻ lãng du mới có dùng tính từ “miên miên”, chỉ có Bích Hà mới có “Em, người con gái vô hạn”, chỉ có Kawa Thiên Chân mới có “những ngày lấp lánh”. Lúc này, những cách dùng từ đặc biệt như thế không thuộc sở hữu của chung kho tàng ngôn ngữ cộng đồng nữa, mà trở thành tài sản riêng của người sáng tạo ra.


Quay trở lại với chuyện đạo văn, quả thực, nói những người “mượn 1 từ” là “đạo” thì hơi quá, có lẽ, nhiều trong số họ chỉ đơn giản là bị ảnh hưởng bởi lối viết của tác giả, ảnh hưởng một một từ đặc biệt gây ấn tượng nào đó. Nhưng có lẽ, họ đã thực sự không hiểu bản chất của sự việc.


Để có một từ/cụm từ hay, độc đáo, mang nhiều ý nghĩa, thì tác giả phải bỏ ra nhiều chất xám suy nghĩ lựa chọn, sử dụng cái mà người ta vẫn hay gọi là “kĩ năng điều khiển các con chữ”. Và “nhãn tự” đó thì có khả năng tượng thanh, tượng hình một cách ấn tượng, thể hiện một cảm xúc đặc biệt hoặc là tạo dấu ấn khó phai cho tác phẩm của tác giả. Cũng đôi khi, đó là những từ quen thuộc nhưng được người viết sử dụng khác đi. Tôi biết có nhiều tác phẩm, khi đọc xong, người ta chỉ để lại trong lòng đúng 1 từ/cụm cừ, và sẽ không bao giờ quên từ/cụm từ đó là thể hiện của tác giả nào.


Có thể nhiều người sẽ “biện minh” là không phải có ý “mượn”, mà là đọc tác phẩm của ai đó, bị “nhập” một từ đặc biệt nào đó, và vô tình sử dụng nó trong tác phẩm của mình. Thực ra, như đã nói, có những từ/cụm từ “cộp mác” của riêng một ai đó, nên khi viết nó ra, nếu bạn đã từng đọc bài viết của người đó, chắc chắn bạn sẽ liên tưởng ngay tới họ. Còn nếu không, nếu bạn thực sự hiểu nó theo một cách khác và dùng nó theo cách của bạn, thì không phải là “mượn” nữa rồi, từ đó là của bạn. Như từ “bản thể”, trong các tùy bút/fic của Kawa, nó để chỉ một nhân cách cụ thể nào đó tồn tại trong một thể xác, và “bản thể” đó là bất biến, mỗi giờ phút trôi qua, trong bạn là mỗi bản thể khác nhau, và như thế, trong cuộc đời mình, con người có hàng tỉ “bản thể”. Còn dưới ngòi bút của Đan Đan, nó để miêu tả “cái riêng biệt, tính cách riêng” của mỗi người (có lần bạn ấy tâm sự là bạn ấy dùng từ này vài lần nhưng cảm thấy không thích hợp cho lắm , nên không dùng nữa).


Cách dùng từ là một thói quen, xuất phát từ tính cách, bút lực, cách cảm nhận của mỗi người, có người thường dùng từ ngữ hoa mĩ, có người lại viết chân phương thôi. Từ đó mà tạo nên phong cách của mình.


Mà bạn “mượn” từ đặc biệt thể hiện phong cách của người khác, không phải là đã “mượn” phong cách của người ta hay sao?


Chẳng lẽ phải có luật bản quyền cho phong cách?


Phải nói gay gắt như thế là bởi vì hãy thử đặt mình ở vị trí người sáng tác. Một từ mình dùng cả tâm hồn để cảm nhận, để đặt nó vào trường ngôn ngữ của mình sao cho thật hay, thật ấn tượng, thật giàu cảm xúc, mà cuối cùng lại bị một ai đó khác bê vào văn của họ một cách khập khiễng. Ở đây tôi chưa nói là người ta viết có hay có sâu sắc hay không, nhưng từ /cụm từ không phải do mình sáng tạo ra, không hiểu được hết các lớp nghĩa của nó, mà cứ cố ép nó vào với những từ ngữ khác của mình, thì sẽ bị lệch tông, bị lạo nhạo, như con mèo giữa bầy chó vậy đó. Và như vậy không phải đang làm giảm độ hay, độ tinh tế của từ hay sao?


Bạn tin hay không cũng được, nhưng những gì bạn viết ra có “mùi” của bạn đấy. Nó lưu hương trong từng con chữ, từng dấu câu. Và chắc chắn là chả ai muốn bài viết của mình lại có “mùi” của người khác rồi.


Văn hóa đọc-viết giờ đây chủ yếu là dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng tác phẩm và tác giả của nó, cũng như đang tôn trọng chính mình. Bạn cẩn thận đề tên mình dưới bài viết khi post lên bất cứ đâu, thì cũng nên cẩn thận đề tên tác giả của tất cả những gì mình post không phải là của mình. Hoặc, đơn giản là đôi dòng chia sẻ ở phần Author note, nói cho người đọc biết là bạn đã mượn cái gì đó của ai đó (tốt hơn nữa là đã được xin phép tác giả). Tất nhiên cũng phải nói là chuyện “ý tưởng lớn gặp nhau” thì không hẳn là không có, nhưng trường hợp này CỰC KÌ hiếm, và phải chắc chắn là 2 người viết chưa hề đọc và bị ảnh hưởng bởi nhau, và cho dù có trùng hợp đi chăng nữa, thì phong cách riêng cụ thể của mỗi người vẫn được bộc lộ rõ nét. (Vì chuyện bị ảnh hưởng đến mức dùng cả từ ngữ và cách nói của người khác thì chỉ gặp ở những người chưa tìm được phong cách cho riêng mình mà thôi).


Cuối cùng là một vài điều muốn chia sẻ.


Việc tìm được cho mình một phong cách riêng, một lối viết không trùng lặp với ai khác, không phải chuyện dễ. Nó đòi hỏi sự rèn luyện bút lực chăm chỉ, sức sáng tạo hoạt động thường xuyên, và thái độ nghiêm túc với viết lách. Còn nếu bạn không phải là người gắn với văn chương hay có ý định lâu dài với bút giấy, mà chỉ là muốn viết để giải tỏa tâm trạng nhất thời, để lưu lại một cảm xúc đặc biệt, để kể cho mọi người một sự kiện trong cuộc sống (như viết blog, nhật kí, thư, …. hay thậm chí là status của yahoo, facebook,…), thì không cần để ý quá nhiều đến câu chữ. Cứ để ngòi bút của mình được tự do mà viết, mà bộc lộ, nghĩ được cái gì viết ra cái đấy, rồi sau đó chỉnh sửa lại một chút cho hợp lí. Không cần quá trau chuốt, dùng những từ ngữ nặng nề hay ép những từ nào đó của ai đó vào tâm sự chân thật của mình để làm nó “có cảm giác” văn vẻ, sâu sắc; không cần cố gắng bắt hình ảnh của một ai đó để làm mình tinh tế hơn. Bao giờ cũng thế, là chính mình luôn đáng được trân trọng nhất .






by Thiên Chân.





* Nguồn từ Blog mang tên Khiết .- 27/08/ 2010





* __________________________________________________ _____





Khi đọc xong,bài ấy, ý của bạn ra sao ? Bạn đồng ý hay không đồng lòng ?








Bây giờ, đến phiên tôi viết :










....



' Bản Quyền Phong Cách ' là một lối viết tâm tình loại chơi chữ của tác giả Thiên Chân và khi đọc, thấy thú vị vì cách diễn đặt rất sáng, rất tỏ - chứng tỏ được cung cách điều khiển con chữ của riêng mình .




Ở bài viết ấy, tôi đoán được hành trình viết của tác giả ( năm tháng để đứng vững trên một cách lý luận và biện luận )






Chữ Đạo Văn - Đạo Từ nghe rất khó chịu . Và tôi không rõ là từ lúc nào đã có chữ " Đạo " quá lịch sự như thế ? Sao không dùng chữ Cõng Bài hoặc là Ăn Cắp khi nói về những tay đạo chích chuyên môn ăn cắp các tác phẩm rồi tải đăng và ký tên của mình vào thay vì đề tên tác giả ?






Ở văn học, nghệ thuật, khi nói về chuyện sáng tác thì không ít thì nhiều,người đi sau sẽ có phần nào " bị ảnh hưởng " bởi những người đi trước . Bạn có chắc chắn là khi chụp ảnh, khi vẽ tranh hoặc khi ca hát, sáng tác thơ, nhạc, sáng tác văn chương là bạn không hề chịu ảnh hưởng ( trực tiếp hay là gián tiếp ) b
i những khuôn mẫu đã có từ trước đây ?






Câu hỏi khác :






- Có khi nào nghe một giọng hát mới, bạn ngờ ngợ, tự hỏi là giọng hát này hơi giống một vào tiếng hát khác đã thành danh ? Giống ở chỗ lấy hơi, luyến láy, cách đặt giọng , cách chọn bài hát ........?






- Là một người sáng tác âm nhạc, khi bạn có thần tượng là Elvis Presley, Beegees hoặc là ai đó của thị trường âm nhạc Việt, bạn sẽ viết ra sao để không là kẻ vô tình hoặc cố ý nhại lại và bị người thưởng thức chê là đã copy, nhại lại ý tưởng ?






Điều vừa hỏi, vừa kể trên thuộc về style - phong cách - sáng tác . Ta có thể mượn một ý tưởng lấy đó làm cảm hứng để sáng tác - nhưng làm cách nào để đứa con tinh thần phải có chữ ký đặc biệt của mình .






Tâm trạng buồn bã hoặc hưng phấn của mình ra sao khi đặt bút, khi gõ trên phím chữ sau khi đọc được một bài viết sâu sắc . Thứ " tận cùng " của mình ra sao để sẽ không giống y hệt thứ " tận cùng sâu thẵm " của kẻ khác ?






Có phải là khi nói đến giọt mưa thì có nghĩa là giọt nào cũng giống giọt nào ? Ở một câu thơ, một bài viết, giọt mưa của kẻ kia có thể là những giọt lệ có trọng lực riêng của bút lực . Ta sẽ viết về giọt mưa ( lệ ) của mình ra sao để không hề giống và có cái riêng của mình  ?








Bây giờ, tôi thử tặng bạn một cơn mưa kiểu riêng - rất riêng - của tôi như một cách sẻ chia :









... ĐỊA CHỈ ( ở dưới gầm giường )









Nhỏ giật mình thức dậy vì có cảm giác rất lạnh . Từ ngọn đèn lờ mờ ở góc tường, nhỏ phác giác là cách cửa sổ đã mở toang từ lúc chiều khi Nhỏ ngủ thiếp đi .






Bây giờ là 12 giờ khuya . Mưa đang ồ ạt rơi . Nhỏ nhớ lại giấc mơ , Nhỏ đã thấy mình là một văn sĩ để viết những chuyện tình rất đẹp , trong giấc mơ ấy, Nhỏ đã có đôi cánh như một thiên thần bay bổng . Bây giờ, rớt xuống đất để rời cơn mơ đẹp . Nhỏ sỏ chân vào dép, tìm ly nước và ngồi vào bàn viết ( Người ta hay nói để viết văn cho ra hồn thì nên viết vào một khoảng vắng lặng nhất : Buổi khuya )





Nhỏ sửa soạn giấy bút, Nhỏ không hút thuốc khi viết, chỉ thèm một ly cà phê để lấy hứng . Vậy thì đi pha ly cà phê ít đường . Nhỏ trở lại bàn để đặt cho bài viết một cái tựa rất ấn tượng : " Địa Chỉ ở dưới gầm giường " vì nghĩ rằng có cái tựa kinh hoàng như thế thì sẽ thu hút được nhiều người đọc mình . 








Ngồi nghe mưa bên ngoài, nhâm nhi cà phê để viết lách hẳn là cái thú . Viết được vài dòng thì Nhỏ bị khựng ý . Nhỏ loay hoay, ấn ngón tay vào phím chữ tìm bài đọc ở net để tìm thêm ý tưởng .




Nhỏ không muốn học trò đạo văn, đạo thơ của ai hết nhưng càng đọc, nhỏ càng lẩn quẩn và bí chữ .




Phải làm sao đây ? Chẳng nhẽ bỏ bài viết để làm thơ tình, thơ đời ? Chao ơi ! Làm nhà văn khó quá ! Nhà văn viết gì giữa tiếng mưa rơi đang lạnh lùng với tiếng gió .








Hình như giữa giọng mưa đang hát, Nhỏ nghe thấy tiếng những con ểnh ương hay là tiếng con ếch đang lẻ loi đi tìm bạn nào đó.






Nhỏ rơi nước mắt . Hình như có một giọt lệ rơi tòm xuống ly cà phê . Xô ghế, tóm tờ giấy, tóm cây bút ném xuống gầm giường, nhỏ bay lên giường trùm chăn kín mít .Ở mùi hương tóc, nhỏ nói thầm thầm : Ngày mai, rồi sẽ viết . Viết về một giấc mơ rất nhỏ .





đăng sơn.fr





dangsonfr.blogspot.com

































     

dimanche 27 avril 2014

*** Chiều sâu ở mỗi người viết -

.













      





Biết rất rõ khi mình cần gì để đọc ở một bài viết qua bất cứ thể loại nào . Khi đọc, có thể chúng ta bị thôi thúc, cuốn hút vì một cái tựa có vẻ " dữ dội " như một hình thức quảng cáo món hàng . 



Một món ăn có cái tên đẹp, một quyển sách, cuốn phim hoặc một người viết có cái tên đẹp thì dễ thu hút ( Cứ tạm xem là như thế đi ) 



Hẳn là đã có lắm lúc bạn nhận được một món quà được gói, và có cái nơ tuyệt đẹp . Bạn háo hức lắm trước khi mở quà - Phải vậy không ? 




Thì đây - Món quà : 





Ở cái bao bọc bên ngoài, tôi cẩn thận cài mẫu giấy có chữ " Warning " Cẩn thận - cảnh báo - Vì món quà này có hai nghĩa : Nghĩa Đen và Nghĩa Bóng . 



Quà là một hiện vật, có thể có giá trị hoặc không hề có một giá trị nào đối với bạn - vì lẽ : Tôi không là bạn với những ý thích riêng của bạn . Tôi chỉ có một tấm lòng để gói quà tặng bạn mà thôi . 



Mở gói giấy , bạn sẽ nhìn thấy những dòng chữ tượng hình viết bằng những ngón tay trên phím chữ . Và có sự thận trọng . Theo tôi thì chữ nghĩa, nếu có sự trân trọng khi dùng nó là một món quà ( tinh thần ). 


Khi chọn một bài viết của một tác giả để đọc, tôi có sự thích thú, đọc chậm rãi để tìm thấy một luồng ánh sáng , tôi gọi đó là ánh sáng của tâm thức . Một người chẳng may bị mất ánh sáng ở đôi mắt, vẫn có thể viết trên một bàn phím đặc biệt và dùng thứ ánh sáng của tâm hồn để viết ( Miễn là biết rõ ràng là mình đang viết gì ? Viết ra sao ? ) 



Có những bài viết kiểu văn nói đã làm tôi thất vọng . Vì sao thế ? Văn nói là một phương thức tùy theo sự suy nghĩ nhanh hay chậm và tùy theo cảm quan để nói, để đối ứng . Văn viết là một chuỗi suy tưởng cần sự mạch lạc và cần một độ sâu qua các hình thức ẩn ngữ, đảo ngữ và phản ngữ .... 



Viết văn về lý luận thì tốc độ của chuỗi suy nghĩ phải ngắn nhưng đầy đủ từ sự liên kết giữa cách so sánh, óc phán đoán và lòng bày tỏ sự khát khao tìm định lý của sự kiện . Điều này đòi hỏi sự truy tầm tất cản trọng, sự mày mò nghiên cứu và một kiến thức nào đó để làm căn bản . 

Viết văn loại tùy bút thì rất khác, viết từ những cảm giác nhất thời về tâm trạng và dùng vốn từ ngữ vựng để diễn đạt nhưng cần sự trôi chảy để chuyển tiếp như dòng suối xuôi chảy . 


Ở văn chương luôn có sự trải nghiệm của tuổi tác để có một độ dày ( chiều sâu của kinh nghiệm ) 




Tôi đã đọc những bài viết của những người còn rất trẻ và xem đó là những món quà khi tìm thấy sự trong sáng, nỗi niềm ao ước ( hoài vọng ) và những chiều hướng tích cực của tâm hồn muốn hướng thượng . 


Những món quà này đã làm người đọc sung sướng và chiêm nghiệm vì có giá trị riêng biệt . 



Hình ảnh của một người đàn ông đi tìm con mèo đã bỏ đi khi người bạn đời đã khuất . Ở ô cửa ngập ánh nắng đó có một món quà không nhỏ ( Món quà của cảm giác cô đơn đến tận cùng ! ) 


Hình ảnh của một cậu bé loay hoay trong vòng 7 năm trời để đi tìm một hướng đi là hình ảnh của một món quà mà tôi, kẻ đã đi, đã vấp ngã tìm thấy lại chính đó đã là hình ảnh ngày xưa của mình . 

Món quà tượng trưng trên những dòng chữ ấy đã đưa tôi đến hình ảnh của một cô nhỏ thăm thẳm nhớ đến mẹ sau bao năm tháng đau khổ và cô đã trải lòng trên trang chữ . Nó làm tôi buồn bã và ướt ở đôi mắt trước màn ảnh vi tính . 



Khi đọc xong, tôi thừ người và viết rất nhanh khi đặt chính mình vào hoàn cảnh của một người cha thấy con gái mình vò võ . Mình khóc, nó cũng khóc . Nó chờ mẹ nó khi nó thiếu tình của mẹ . 


Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! Sao mẹ bỏ con mà đi ( ! ? ) 



Tôi viết truyện ngắn mang tên " Đừng Khóc LYLY " với giọt lệ chảy dài trên má . Tôi ủy mị vì quá mềm lòng đấy ư ? Tôi không từng bị mẹ bỏ rơi ở tuổi niên thiếu nhưng khi đọc câu chuyện ấy, tôi thấy con bé ấy, nó cũng là một món quà để tôi có thể khóc khi viết . 



Ở những trang viết rất trẻ, ở một dạng viết kiểu phóng sự cho một buổi gặp gỡ, tôi đọc đến đoạn con bé kia nhỏ xíu xiu, rụt rè ít nói khi đến họp mặt, nó im rơ , quan sát rồi lễ phép ăn nói kiểu thận trọng , con bé lấy cái tên như con trai ( NamLyNguyệt ) - Và tôi cũng đã thử đi tìm một món quà vô hình từ con bé xem nó đã nghĩ gì - Viết gì ở bài viết nhật ký mang tên " Không An Phận " ? 



Tôi lấy cảm hứng từ cái tựa " Không An Phận " để đẩy con bé đến một chiều hướng tích cực hơn khi dùng hình ảnh của Steve Jobs khi tung ra những sản phẩm đầy kỷ thuật mở đường cho sự cạnh tranh của bao đối thủ ) Một Bill Gate không cần nhiều bằng cấp . Một Richard Anderson từ một chân bán điã hát trở thành người cầm đầu của thương hiệu Virgin Megastor . Khi nhận món quà tinh thần ấy của tôi, con bé ấy không biết rằng là tôi đã nghiên cứu cách hành văn và sự sáng tạo của nó khi nó đẩy một dấu phẩy, một dấu chấm để làm sáng tỏ câu văn . 


Kỷ thuật viết là một sự sáng sủa trong câu viết . Là một trong những dấu chấm, dấu phẩy hoặc là một dấu gạch để ngắt câu . Sự linh động trong cách thức diễn đạt ngôn từ là những then chốt đẩy người viết đến đơạn đưòng tạm gọi là thành công . 




Chữ WARNING có một ý nghĩa rất ngầm . 



Tôi đã e dè khi dùng chữ Warning như một hình thức nổi giận khi thấy, khi đọc những lời lưu ý có vẻ kiêu căng, trịch thượng từ một kẻ học thức . Có học thì nên suy nghĩ và hạn chế sự kiêu ngạo và cung cách trịch thượng của mình . 


Tôi không dùng chữ viết và những món quà ngụy trang để biến đối tượng và đẩy họ thành đối thủ của mình . Làm gì đế nỗi phải khốc liệt khi phải dùng chữ ? ! Trong ý nghĩa khẳng khái phải có sự trân trọng khi dùng chữ để viết hoặc để tỏ thái độ . Chính thái độ viết là phong cách riêng. Viết là một món quà. 



Hãy biến chữ nghĩa của mình là món quà cho người, cho đời . 




Bạn hãy xóa chữ " Warning " của tôi đi khi mở và đọc xong " món quà " này ,. 


Từ một nụ cưòi rất ấm áp của bạn 

... 



đăng sơn.fr 

** Ở Ly Cà Phê trong ngày mưa....


Hình ảnh đã đăng

.
















Có một chỗ mà đã không muốn trở lại . Vì nhiều lý do, vì sự không đẹp, vì sự kiêu kỳ, trịch thượng của kẻ không có thể gọi là đối tượng và là đối thủ của mình .


 Ngạo mạn ở phần mình chăng ?  - Hay là tại mình  kiêu kỳ, kiêu ngạo .?




 Ngạo mạn thì đúng hơn .




 Ngạo mạn vì một bản năng , từ chữ bn lĩnh . Không qụy lụy - Không đầu hàng .





    Đi đâu thì đi . Chỉ có một con bé trung thành và ly cà phê nóng để giữ mình lại . Ghé thăm trong nỗi lặng im .




   Ừ - Rồi em sẽ lớn hơn và già dặn hợn những ngày xưa khi em gặp tôi .




   Ừ - em . Phải chi tôi bằng tuổi em, tôi sẽ đưa bàn tay tôi cho em nắm . Ở một ngã đường đời, tôi hiền lành hơn bao giờ, rất  điềm đạm để nói với em :





- Rồi em sẽ hiểu thế nào để làm người lớn và là một đàn ông .





    Trong khi  chờ  em lớn hơn, già hơn ,tôi  thấy thèm một ly cà phê và màu mắt đen láy của em khi em nhìn tôi .   Lặng lẽ -  Lặng thầm như viên đường trắng đang  tan  trong ly .








   đăng sơn.fr


















.

vendredi 25 avril 2014

** DỊU NHƯ MÂY TRỜI

.



Photo du profil de Tina Pham







DỊU NHƯ MÂY TRỜI






Nếu cần thì anh nhẹ nhàng để nói - Nhỏ thôi :

 -Đừng nhìn chỗ có quá nhiều  nắng , sẽ đau mắt em .

-  Đừng mặc áo mỏng quá vì gió sẽ làm lạnh em, em ngã bệnh, tội em

- Đừng nhìn ai lâu quá, họ tưởng em thích, em yêu họ .

Anh định thêm vào câu nói vài chục cái " Đừng , đừng " .. như thế thì anh chạm phải ánh mắt em . Em nhìn anh rất lâu . Tim anh hình như quên đập .

 Thì ra, anh đang bị nắng quái thiêu đốt khi anh đứng quá lâu ở đầu ngõ nhà chờ em .
 Thì ra, anh quên mang theo áo lạnh khi trời đổ gió, gió làm run cây và run anh .
Thì ra, anh không còn nhìn thấy ai để đã lầm bầm khi phải đợi chờ em .




 Anh nổi cơn khùng để hung tợn trù ẻo tất cả những vòng kim đồng hồ .
 Anh trở thành khó tính và khó chịu hơn mọi ngày .
 Chỉ vì một lẽ anh sợ đủ thứ . Sợ mưa làm em ướt tóc ở vai em .
 Sợ gió cuốn em xa lià anh như đám lá đang quay  tít bên l đường kia .
 Anh sợ em quên anh ở những buổi tan sở, ở những đêm khuya của em .
    Anh  căm ghét tất cả những điều có thể làm em xa anh .
   Vì thế, anh nới chữ " Đừng "



 Đừng em . Hãy để anh gần kề bên em .
 Và anh sẽ mềm, sẽ dịu như mây trời trong đôi mắt em .









 đăng sơn.fr

** TìnhThân

Hình ảnh đã đăng
dangson.fr


.















Tôi ít khi mua hoa tặng ai vì bản tính kỳ cục của mình .


Hãy để tôi giải thích vì sao :



Tôi dốt đặc về ngôn ngữ của hoa . Tôi rất thích hoa vì là kẻ yêu chụp ảnh , yêu nụ môi như hoa hồng, yêu ánh mắt như hoa thủy tiên, yêu sự tinh khiết của hoa sen trên mặt hồ mỗi lần đi dạo .



Ở người yêu thứ nhất, thay vì tặng hoa, tôi vẽ cho nàng một nụ hoa hồng bằng màu đen trắng ( tôi học vẽ chân dung bằng bút chì )


Nàng không bằng lòng , nàng kêu rêu : Anh kẹo kéo .


Tôi giận nàng 3 tuần lễ .



Ở cô bạn ngày ấy học Luật, thay vì tặng hoa ngày sinh nhật,tôi tặng nàng tấm ảnh chụp hoa hồng màu vàng thẫm . Cô ngó tôi, cô phán :


- Anh là kẻ bội bạc .


Tôi quay đi, giận cô hai tuần, cô ngoe nguẩy biến mắt sau khi khều thằng bạn tôi .




Tôi chán chường, tặng nàng thứ 3 cả một chậu hoa cúc vàng óng ánh . Nàng hậm hực :


- Anh trù ẻo tui, phải dị hăm ?


Nàng nói Ô Rờ Voa .





Những năm tháng sau, đi ngang tiệm bán hoa, thấy tôi xớ rớ, cô bán hoa khều :

- Hôm nay là ngày lễ tình nhân . Hãy mua hoa tặng nàng .


- Ơ ! Ơ ! Tôi không còn ai yêu tôi .



- Thì hãy tặng đại ai đó , để họ yêu ông .





Tôi mua đại đóa hoa hồng, trả tiền, tặng cô bán hoa .



Cô cười, đẹp :


- Cám ơn nha . Tôi đã có người yêu rồi .




Đòi lại đoá hoa hồng, tôi quay đi .




Từ đó đến nay, tôi sợ tặng hoa .



đăng sơn.fr



   

*** ThêmLầnĐểQuên

.
dangson.fr






















.     

ĐỂ QUÊN .





Họ sẽ quên nhau . Như ý họ .


Chẳng còn ai nói với nhau . Cơn bão thổi về . Nước dâng đầy . Bão tuyết trắng . Mưa rơi sau tuyết .


Họ quay mặt để mà quên .









đăng sơn.fr 

** ở nƠI rất XA & Đắng chút thôi cà phê ơi .

.



dangson.fr





















1.



    Phải rồi, khi ở một nơi rất xa thì dễ gì mà gần ( nói theo kiểu huề vốn , mà không huề thì cũng phải thế thôi ) Tất cả tình cảm chỉ nằm gọn ở dòng chữ .



   Có lắm lúc, ch mòn vẹt ẩn biến ở quyển sách đời đón bụi và màn nhện .



   Thỉnh thoảng, quay lại tìm mình ở một chỗ nào của ký ức . Thảng hoặc nhìn thấy một cái tên . Hình như đó là ngày xưa .



2.


   Buổi chiều, thấy thèm ly cà phê . Không phải vì buồn ngủ mà tự nhiên thèm chất đăng đắng . Thèm thấy màu đen như ánh mắt con nhỏ có màu xam xám đen mỗi khi uống cà phê một mình và buồn bã .


   Con nhỏ ấy ghiề cà phê, còn tôi thì không, có đôi lúc tôi ghiền cái nửa như ngang ngạnh , nửa như chán chán đời của nó khi nó đi lạc .


    Tôi biết nó mong có một lần được gặp tôi, để tôi trêu nó và xoa đầu nó như trẻ nít . Nó đã nói :

  " Làm như em còn nhỏ lắm á ?!  " "  Gặp anh để biết anh ra sao ? Giống cái gì ?  "



   Phải rồi, em còn nhỏ nhít lắm vì tôi đã viết lúc em chưa ra đời với hai con mắt tròn xoe .


   Và khi tôi rời thành phố có những vòng xe dạo đêm thì em còn nằm trong cái nôi với tiếng ru của mẹ .


   Vòng đời quay tròn tròn . Và vòng đời đã làm em và tôi chẳng bao giờ gặp nhau .


   Vì thế - Có khi em  gặp tôi chỉ qua những dòng chữ ở chủ đề " ChợtNhiên "...










3.



CHUYỆN NHỎ -



___________________________________________






Chuyện nhỏ và đơn giản mà thôi .


Có cô nhỏ kia, cô hay cười hihi và thích pha trò .

Hỏi cô :


- Tại sao cứ hihihi như thế ?!


- Hihihi . Tại muốn làm đời vui mà .


- Bộ đời buồn lắm sao , em ?



Cố ngước mắt ngó lên một khoảng trời cao đang có nhiều mây xám . Trời đang muốn mưa . Mưa nhiều quá sẽ làm mình ướt át và có khi làm mình lạnh và buồn .


Kéo cô vào quán nước, gọi cái gì âm ấm cho cô uống . Nhắc cô cười " hihihi " lần nữa . Lần này ,cô không hihihi bằng vành môi thắm hồng mà cô cười bằng mắt .



Hình như buổi chiều sắp mưa nhưng thấy chiều đẹp hơn vì có nụ cười .



Vì thế, người ta cười với nhau .















   đăng sơn.fr

** VIẾT ĐỂ thử DỊU DÀNG

.







dangson.fr





VIẾT 
để thử DỊU DÀNG .








__________________________________________________ ________












Một vài nguời đọc, có thể xem những bài viết của tôi là một khán đài như kiểu so găng đập nhau . Và chờ đợi kết cuộc .








Khi dùng chữ " Khán Đài " ,tôi sực nhớ đến đoạn cuối của cuốn phim tên Mãnh Hổ Quá Giang " thời Bruce Lee - Lý Tiểu Long : " Sau khi hạ gục đối thủ, vai chính LTL đã lại gần cái xác võ sĩ và nhặt cái áo, thận trọng úp lên mặt tử thi như một niềm trân trọng tài năng "






Hình ảnh này đã bám theo tôi trong suốt những năm tháng làm việc và sống ở quê người .




Đã có những sự việc, những câu chuyện đã làm tôi nóng mặt và suy nghĩ như sau :








* Ở bãi đậu xe ngoài chợ, tôi vừa để đèn cho xe chạy vào chỗ trống thì một chiếc xe khác nhào đến, ngang nhiên chiếm chỗ đậu mà tôi đang chờ . Chưa kịp phản ứng gì thì nghe tiếng dõng dạc của một ông cụ tóc bạc phơ .






Ông trầm giọng bảo cậu thanh niên ngang ngược ấy qua cửa kính xe hơi:


- Rời chỗ lập tức . Chỗ này của ông kia .






Tên nhóc riu ríu rời chỗ , không trả lời một câu nào .




Tôi cám ơn ông cụ .








*


Đang lấy chỗ đậu xe thì một chiếc xe dềnh dàng khác phóng đến, xém húc vào người đàn bà mang thai , bà tránh sang một bên với chiếc xe đẩy .




Người đàn bà đang có thai ấy là vợ tôi .




Tôi ấn sát cản xe mình vào đít xe của gã đàn ông người Pháp ăn mặc chỉnh tề ( veston, cà vạt ) và trầm giọng :




- Xuống xe và lập tức xin lỗi bà vợ tôi .




Gã trung niên lắp bắp, kinh ngạc để xin lỗi người đàn bà mặt đang tái xanh vì sợ .




Tôi bảo ông ta :




- Tôi có thể nhường cho ông một chỗ đậu xe, nhưng nếu ông đụng và làm thương tích đứa con trong bụng của vợ tôi thì tôi sẽ giết ông ngay tại chỗ khi tôi nổi điên .




Và ông ta hạ giọng, xin lỗi lần nữa .






Còn rất nhiều chuyện khác xảy đến trong cuộc đời còn nguy kịch hơn thế nữa . Nhưng mà thôi . 






Khi viết, tôi không thể nào cứ viết kiểu khốc liệt . Với một cậu học trò có cá tính hoang đàng, du côn, ngỗ nghịch, sau khi đụng nó, tôi có thể dịu lại, nhẹ nhàng chờ nó hạ cơn và bảo riêng với nó :




- Đi ra đằng kia với tôi, tôi mời em ly nước và ta vui vẻ trở lại với nhau .




Tôi để thằng bé chọn một chỗ ngồi để có thể trò chuyện và lắng nghe nó . Tất cả mọi việc đều có nguyên nhân chính cho dù là thầm kín, trắc trở .




Thằng bé có thể hằn học tuôn điều bức xúc, có thể nói chuyện chống lại gia đình, xã hội, chống lại tất cả những định luật và quyền hạn trong một lúc hoảng loạn và bất mãn muốn nổi loạn .


Sau khi nó lấy lại bình tĩnh, tôi muốn vỗ tay lên vai nó để nói :




- Em muốn du côn thi cứ du côn . Nhưng để trở thành du đãng thì đừng vì khó lắm . Du đãng hạng gộc , có ý thức khác với kẻ côn đồ . Du đãng biết ý thức thì không giết người và không hiếp đáp người già, trẻ con ..... vì có nghĩa khí và có khoảng 65 % phần còn lại của lương tri .






Tôi đã gặp nhiều tay anh chị du đãng trong đời qua việc làm . Và lắm khi , hiểu được câu chuyện tại sao trở thành du đãng, tôi có sự dịu dàng hơn .






Vì thế, tôi tiếp tục viết .



đăng sơn.fr









2.  




N -





Nhận được thư của bạn viết, bạn so sánh giữa cái " tâm " và lối hành văn giữa hai kẻ viết . Một kẻ đã ra đi - Một kẻ còn ở lại để viết .



Đành trả lời bạn - Kiểu ngắn, gọn :


" Anh có 3 chữ " N " để chọn :


- Nhẫn

- Nhục

- Nhột .



Anh phải chọn điều thứ nhất ở chữ " N "





đăng sơn.fr