mercredi 30 septembre 2015

_ Vivre _

...













.




    Elle écrit :


" - ...  To day is my lucky day 😃

I got  your 4 fully smile , YEAH . hihihi.....   ''








.



      Bây giờ là 19.23  -   Pháp -


   Trời đang quá đẹp để ta có thể ngồi ăn và ngắm trời ở đầu tháng 10 ( muà thu về )

 Tôi ngồi ở đầu góc vườn , nghe nhạc , chờ bữa ăn tối . Phải vặn nhỏ tiếng nhạc lại ở máy - bài Biển Nhớ của  một nhạc sĩ ủy mị và chán đời , thích nhậu nhẹt cho đến ngày chết và có một con đường mang tên hắn ở  Huế ( và Hà Nội - quê mẹ của tôi  ) ...


  Quên chuyện của gã nhạc sĩ ủy mị thái qú ấy đi - Dẹp hắn qua một bên , tôi viết như một cách sống còn :





" ...  



ThưTìnhChoEmYêu .




Saigon - ngày 02 tháng 10





Em Yêu Dấu !


'' Ngày hôm kia , anh đi dự đám táng của một người quen ( mụ đàn bà mới vừa 60 bó )


Con ma này khá xinh , khá đẹp mà chẳng hiểu sao bị đứng tim đột tử .



Anh ghé chia buồn với lão chồng và tiễn đưa với lời nguyện thành thật như sau :




"" Bà !



Tôi chia vui với bà vì bà được sung sướng mà chết - Chết trẻ , chết thẳng cẳng và chồng con đưa đám ngon lành , bảnh tỏn ( không như bao kẻ khốn cùng khác đã chết trên biển khi làm thuyền nhân thời ấy và như bây giờ ở xứ Syrye ... )





...

Mèng !



Biết là bà chết với cái bao tử khá căng , tôi mừng cho bà khi nhớ lại vài kỷ niệm cũ ở cái nhà hàng ngoài biển .

Nhớ là buổi tối hôm ấy, bà đớp hít không ngừng , bà hứng chí sau khi chụp hình ảnh các món ăn để tải lên FB , bà tiện tay, tiện mồm hít luôn đĩa cá hấp của tôi và chơi thêm 2, 3 ly rượu trắng ...


Mèn !

Tôi đã hi hi nhường cho ba vì thấy bà sung sướng .





Bụng tôi đói và nghĩ thầm : Con mẹ này háu ăn !





..
Vậy mà ai dè, bà lăn quay chết ngắc !






Bà ơi !

Có lên trên ấy , nhớ chừa chỗ cho tôi ( kẻ háu đói ở trần thế )


Bà ơi !



Có thiên đàng - có địa ngục không , bà ?




Nếu bà trả lời thì hãy gửi cái email . Nhớ kể là ở đó có thiên đường CS không ? Nó ra sao ?



Trong khi chờ đợi email của bà, tôi đang đánh đấm với chủ đề mang tên Peace and LOVE .






Em yêu !



Em hiểu không - bb ?




đăng sơn.fr

















dangsonfr.blogspot.com




 .

mardi 29 septembre 2015

* VănChương và Quy Luật -

.






dangson.fr












VănChương và Quy Luật -






--------------------------------------------- <





Ở diễn đàn trẻ, tôi nhận được từ hộp thư nhắn của một người trẻ tuổi ( 22 tuổi ) như sau :



長相思

落花落葉落紛紛,
盡日思君不見君。
腸欲斷兮腸欲斷,
淚珠痕上更添痕。
我有一寸心,
無人共我說。
願風吹散雲,
訴與天邊月。
攜琴上高樓,
樓高月花滿。
相思未必終,
淚滴琴玄斷。
人道湘江深,
未抵相思畔。
江深終有底,
相思無邊岸。
我在湘江頭,
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水。
夢魂飛不到,
所欠唯一死。
入我相思門,
知我相思苦。
長相思兮長相思,
長相思兮無盡極。
早知如此罫人心,
迴不當初莫相識。
(Lương Ý Nương)




< Không một lời chào hỏi - Thấy lạ lùng !



Tôi không hiểu và không thể trả lời vì những lý do như sau :



1 - Thái độ từ câu dẫn thư .

2 - Tôi không phải là cái thùng rác và ở vị trí của giám khảo chấm bài - Duyệt bài



3. Tình trạng sai trái ở vị thế của người gửi bài



.



Sau đây là phần phân tích :





" Cháu bé !


Chú đã không tiện trả lời cho cháu từ khi cháu sửa đổi câu cú từ bài thơ cảm xúc riêng , chú tôn trọng cách suy nghĩ và cảm xúc riêng của cháu khi chú đăng tải nguyên văn những câu thơ cháu đã đề nghị vì chú nghĩ cháu bé là một kẻ có tâm hồn khi làm thơ .


Sau sự im lặng của chú, thư nhắn thứ 2 của cháu có lời như sau :


' Cháu mạo muội chỉnh thơ thế, chú có giận cháu không ??? '


Trong nỗi lặng thinh của chú , câu trả lời là " Không "


Không là vì cháu có sự can đảm để góp ý với một kẻ đã đi trước cháu trên con đường viết từ 1973 / 1974 ...



Chú giải thích cặn kẽ như sau -



" Ngày xưa , chú không bao giờ có cái can đảm ấy, chú đọc rất nhiều trước khi cầm bút . Đó là thời của văn học truyền thống - Cũ -Xưa -


Bây giờ, thời của VănHọcMạng ! Người ta viết nhanh như chớp mắt và chớp bóng - Ai cũng có thể tùy tiện tải câu văn , câu viết lên Net mà chẳng cần qua ban biên tập và thời văn học mạng đẻ ra hàng ngàn nhà thơ, nhà văn kiểu mì gói ăn liền .

Thành thật mà nói : Chú không thích kiểu văn học mạng !




Có phải chăng là ở thời đại của Internet , người ta đã tự nhận là theo đà tiến bộ thì không còn câu Tiên Học Lễ , hậu HỌC Văn ?


Và cháu bé ? Cháu là ai giữa rừng rậm lá non giữa từ ngữ và danh ngữ Văn Học Mạng ấy ?

Cháu đã nghĩ gì ở từ Văn Học theo kiểu cách Học Văn ( đảo ngữ )

Cháu hiểu gì ở chữ Văn Chương và Quy Luật của văn chương ? Thế nào là văn học ?



Văn học có phải là một nhóm người tự đứng lên và điều hành một trang Web với tư thế lủng củng và ngả theo văn học Trung Hoa ?



Văn Học có nằm ở trong tay một kẻ điều hành đầy phong cách cao ngạo và rất NGẠO MẠN vì còn quá trẻ tuổi và háo thắng ( 32 - 33 tuổi ) ?


Đây là câu trả lời cho kẻ ấy nếu văn học truyền thống gặp gỡ văn học mạng ở ngày off line :



1 - Thế nào là vị thế khách quan và chủ quan ( định nghĩa rõ rệt từ bản ngã ! )


2 - Thế nào là bình giảng kiểu nghêu ngao ?


3 - Thế nào là giới hạn của sự khiêm nhường ?


4 - Thế nào là sự cách biệt giữa Hán Nôm và ngôn ngữ Việt ngày nay - Chữ Đại và chữ Khổng Lồ giống nhau ở đâu ?



5 - Thế nào là Đại Ngôn và Tự Phụ ( Đại ngôn + Tự Phụ = Hán Việt )













__________________________________________________ ____________ <




.....



Viết đến hàng này thì chú thấy cháu bé vào chủ đề này để ghi dấu " Cảm Ơn "


Đừng vội cám ơn chú vì chú chỉ mượn thư của chú để nhắn gửi một điều duy nhất : Tiên Học Lễ - Hậu học VĂN



Vì ở văn học của văn chương có sự lễ độ - Tối thiểu .


đăng sơn .fr
( Bút CHIẾN )





2.







TS ( ? )





__________________________________________________ ______________________________________







Thử hỏi ở một người đọc & người Viết :


- TS là gì ở chữ viết tắt ?


Trả lời :


- Tại sao ?

- Tự Sướng ? !




<


Tôi dùng chữ TS bằng cách bình giảng như đang đứng trong lớp học tối thứ 2 và tối thứ 6 :




- TS < Tại Sao ?





...


Viết trên bảng bằng song ngữ chữ TS và Pourquoi ? - Tôi để 2 phút để giải thích .




Theo nhân văn và khoa tâm lý thì tất cả khởi nguồn từ chữ : Tại Sao ?


" Tại sao tôi có mặt trên đời này, và ngày chết của tôi là lúc nào ? "



Ở vị trí cuả tôi hiện tại , tôi không trả lời câu hỏi ấy . Cô bé nhỏ tí ti, học viên hỏi :


- Thế nào là cô đơn và sự độc lập của Cô Đơn ?


Đây là câu trả lời của tôi theo 3 cách : Triết học - Nhân văn xã hội - và - Vai trò , chỗ đứng ( nhân vị )



1 - Vô ngã và vô thường từ câu chuyện cụm mây và chiếc lá .



Lá thấy mây đen xà xuống . Mây thành mưa rơi trên lá - ý chỉ sự tuần hoàn của trời đất . Mưa uớt đất ( tro bụi ) Đất nuôi cây và ra hoa trái . Người là vật thể ăn cây trái, thóc gạo để sống và khi chết sẽ trở thành tro bụi . Tất cả là một vòng tròn không dứt nếu tin vào kiếp sau và luật nhân quả .



2. Nhân Văn ( Định thế )


Con người biết suy nghĩ khác loài cầm thú để đạt nhu cầu tiến bộ . Người tìm kiếm khoa học và dùng triết học để tìm đường đi như một định hướng qua câu Sinh Lão Bệnh Tử .

Đì đâu - Về đâu ? Và khi nào thì ngừng lại sự suy nghĩ của chính mình ?



Nhân văn dùng văn chương để làm căn bản cho sự suy nghĩ . Văn tải Đạo . Chánh đạo hoặc là Tà đạo .





3 * Nhân Vị .



Nhân vị không phải là bằng cấp để đạt địa vị cần có trong xã hội theo đúng nghĩa từ Trí Thức và Tri Thức .


Vị thế của người trần gian nằm ngay ở sự suy nghĩ để đặt để và đứng chỗ của mình < Chủ gia đình trong vai trò cha mẹ, con . Cha là cái nóc nhà , mẹ là nền nhà và có 4 bức tường để bảo bọc con cái trong việc xây dựng . Cha bỏ đi, mẹ bỏ đi, con cái sẽ bơ vơ và khó lòng định vị cho tương lai .



- Hoàn cảnh :



Ta làm gì ở đời sống này và ta nhìn cuộc đời đang trôi ra sao ?


Tại sao càng tân tiến, ta càng bị stress - Đây là lãnh vực riêng khi tôi đứng trưóc các học viên và ghi hai chữ ' Tại Sao ' bằng mực màu đỏ trên tấm bảng . Tôi gọi hai người trẻ đóng 2 vai trái ngược nhau : 1 Đau Khổ - 1 Sung Sướng .


Kẻ đau khổ còng lưng với bộ mặt nặng xám, buồn thiu

Kẻ sung sướng ngẩng mặt tươi tắn với nụ cười rạng rỡ .

Kẻ bàng quang là học viên ngồi ở dưới sẽ tự chấm điểm cho 2 tâm trạng ấy và tôi hẹn hai ngày để tổng kết . 





2 ngày sau -

Kết quả cuả bảng tổng kết ra sao ở bao nhiêu phần trăm - % ?




-


Tôi để bạn đoán nếu bạn là nhà văn đúng nghĩa .








đăng sơn.fr

( Atelier d ' écriture - 2015 - France )















dangsonfr.blogspot.com


















.














lundi 28 septembre 2015

*** VàThêmMộtBàiThơMangTênEm

.




















VàThêmMộtBàiThơMangTênEm

.tắt đi những ngọn đèn không còn cần thiết
. giữ lại điều đơn giản trong đêm
. đêm chập chừng gần sáng
.hương đêm cần đêm
. em.

tắt khoảng ánh sáng ngày
tắt đời vội vàng tấp nập
và tắt luôn màn ảnh đang nhảy múa
để ta biết  ta cần nhau

Alain & dangson.fr








....



HP<


giản dị như ngày vưà rơi nắng
đơn giản như tình em
nhẹ tựa sông trôi
êm vưà giữa đêm trắng
hạnh phúc đôi khi cần viết tắt
để em vưà kịp là em


 đăng sơn.fr





....

( thêmmộtbàithơkểchuyệnEm )









.

dimanche 27 septembre 2015

* Đời Sống Cựa Mình *

.











MUỘN 


Sau giấc ngủ muộn là cánh cửa bếp.Yên tĩnh ! 
Bữa ăn không ra bữa ăn,tạm gọi là lót bụng . 
Bữa ăn tối được biến thành đêm ngồi đọc loại văn tùy bút được viết bởi những nhà văn 
có tầm cỡ....





...



     Gần một cuối ngày, chữ nhiều khi nhớ đến chữ nghĩa . Nhớ , nếu gọi là nhớ thì phải tìm đoc .
 Trang web có blog của nhà văn NguyễnXuânHoàng , người mà mình đã hằng quý mến khi gửi bài về toà soạn Văn thời ấy và vài lần thư từ qua lại .

    Gặp bài viết của Trần Mộng Tú ở Seattle

  *

Trần Mộng Tú

Trần Mộng Tú, nhà văn, nhà thơ. Hiện sống và viết ở Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nguyên chủ bút nguyệt san Phụ Nữ Gia Đình (California, USA). Đã xuất bản 9 tác phẩm gồm thơ, truyện ngắn, và tản văn. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975.
   




       Chị viết bài " Đời Sống Cựa Mình "

   
 Dòng viết bắt đầu :

" ...    
Tôi trở về nhà sau hai đám tang ở California. Một của người anh thân yêu, sau gần một năm mang trọng bệnh, một của người bạn trong giới truyền thông mấtđột tử ngay trong nhà anh. Cả hai đều trên bảy mươi tuổi.
 
Lòng tôi vô cùng buồn bã nhưng vẫn phải chấp nhận những cuộc tiễn người thân đi lần cuối. Ở lứa tuổi bảy mươi, cái chết không còn là một sự tình cờ nữa, nó chỉ là một sự chuyển tiếp của đời người, của luật sinh tử mà thôi.
 
Thành phố Seattle đã ngớt những cơn mưa. Hoa đào trong phố thi nhau nở từng mảng hồng dưới nắng xuân ấm áp..... "



  Thong thả, nhẹ nhàng để đọc cho đến đoạn cuối :


" ....    Những con kiến đang tìm cách đi vào trong nhà tôi, trời bắt đầu ấm áp. Những giọt mưa xuân trên hoa đào, chút nắng hắt lên cánh cửa sơn đỏ. Tôi chia nỗi buồn của mình trên lưng mỗi con kiến để nghe lòng mình lắng xuống và nghe tiếng thở của đất phà lên.
 
Đời sống cựa mình.
 by  
tmt




°0°


 Ngồi yên lặng sau khi đọc và bỗng chợt thèm đối diện với chị ấy như có vài lần qua thư từ, chị nhắn là có dịp thì sang Seattle đàm đạo với nhà thơ ' già ' này ( Câu chị đuà giỡn )

     Nhớ lại  là đã hứa - Hứa để chưa giữ lời .


    Giả tỷ, tôi có dịp sang bên ấy, gặp chị sau những náo động của đời sống , tôi sẽ đòi chị pha trà , ngồi ở một góc vườn nhìn nắng , nhìn mưa ( mưa ở Seattle rất thảm thê như bao lần đã đi ngang để ướt một cách kỳ lạ ! )

       Trong những câu chuyện nhỏ và lớn của đời sống, tôi muốn nghe chị kể thêm về đề tài ' Đời sống cựa mình '

      Khi nghe người khác nói ,thái độ đúng nhất là giữ yên lặng để lắng nghe và đặt câu hỏi cho đúng chỗ . Muốn tâm tình với chị một vài điều về những định nghĩa và cách thức chơi với chữ .

  Trong chữ ' Chơi ' có thấp thoáng chữ " Đuà ' và những điều chính xác khi viết .


     Đời sống này, ai cũng biết mà : Một trong muôn vàn sự chuyển động , tôi đã đọc và thấy những tâm tình chuyển động của chị , từ những bài thơ khi chị ngồi quán và nghĩ ngợi về một tháng tư đã cũ ....

     Chị viết rất đơn giản , trên những câu văn thuật tả về những điều tiếc nuối , tôi hiểu được cái cảm giác mất mát khi cựa mình .

     Mưa hay nắng là cựa mình - Cựa mình để biết là ta đang  hiện diện trên đời sống với điều hữu hạn và vô hạn ( Giữa hai điều ấy là những dòng văn )


 Có phải như thế không ?




2.
  ĐỂ ĐỜI
 Còn NHAU.


 
    Trong những bậc thầy của nền văn chương giới Việt, có nhiều người đàn ông mà tôi thèm gặp ít nhất là một hai lần .

    Và không có cơ hội vì đời sống cựa mình đã mang họ sang bên kia thế giới .

    Nguyễn Xuân Hoàng là người đã mang chữ nghĩa đi xa . Để gặp lại nhà văn này, tôi ngồi đọc lại :






   


Em Bé Ðứng Chờ Xe Ở Ngã Tư

Nguyễn Xuân Hoàng




Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon, thành phố Milpitas. Em chừng 13, 14 tuổi, da nâu, tóc đen, ngắn, khô và hơi xơ xác, quần áo của em như những đứa trẻ cùng lứa giống nhau, đơn sơ giản dị. Em gầy ốm, mắt nhỏ, sóng mũi thấp. Rõ ràng em có khuôn mặt của người Á châu. Nhưng tôi không rõ em là người Nhật hay người Hoa, người Ðại Hàn hay người Thái Lan. Em cũng có thể là người Phi Luật Tân. Mà sao không phải là người Việt? Milpitas nhiều người gốc Á hơn là dân bản xứ. Ðông nhất là dân Phi, Nhật và Ấn. Người Việt cũng đông, nhưng tôi không nghĩ là đông hơn ba sắc dân kia. Vậy mà đi đâu, nhìn đâu tôi cũng thấy người Việt. Mười ba năm ở Quận Cam, tôi bơi lội giữa người Việt. Nói năng đi đứng, suy nghĩ như một người đang sống ở Sài Gòn. Quán cà phê, tiệm ăn, nhà sách, tiệm chạp phô, quần áo, âm thanh, mùi vị,... chỗ nào cũng là Việt Nam. Sài Gòn trên mỗi bước chân. Trong từng hơi thở. Quận Cam không ai quá nghèo, cũng không ai quá giàu. Là tôi nghĩ thế. Cũng có thân tình và lạnh nhạt. Cũng có đố kỵ và tử tế. Cũng có đen và trắng. Cũng có bọn giả hình và người chân thật. Ðâu mà chẳng vậy. Nhưng tôi biết những ngày buồn tôi sẽ đi đâu. Ðến nhà một người bạn nào tôi sẽ được uống một tách trà, nghe những câu chuyện đáng nghe. Ðến quán cà phê hay tiệm ăn nào tôi sẽ gặp được người tôi muốn gặp. Tôi thật là một người may mắn. Nhiều người ở tiểu bang khác đến chơi bảo tôi, tới Bolsa thăm bạn bè ở vài ngày thì được, chứ ở lại thì không bao giờ. Tôi hỏi tại sao? Người ta bảo: Bolsa bon chen quá. Người ở đó một là vái nhau hai là đổ rác vào đầu cổ nhau. Không thích. 

Tôi đồng ý, nhưng tôi cũng nghĩ đâu mà chẳng thế. Bọn tưởng là quý tộc còn tệ hơn. Cái thế giới trưởng giả giàu sang có những quy luật của nó. Tôi không quen. Rồi tôi dọn lên San Jose, Bắc Cali....




°0°


  Câu chuyện đời sống cựa mình giữa ông và tôi bắt đầu như sau :


<    Buổi chiều, họp mặt ngoài vườn ở nhà bạn hữu , bà bạn vai lớn tuổi đang nói chuyện loanh quanh về thời đi dạy học và văn học , chợt nhiên chị nhắc về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng vào thời đi chấm thi với chị .  Chị nói là đã mất liên lạc khi rời quê , chị kể về cái ông thầy, người đi trên mây có khuôn mặt lãng mạn kiểu đẹp trai .

      Chị nhắn : - Nếu em thư từ thì nói là cô giáo Loan đi tìm và muốn biết tin tức của bạn cũ .



   Là kẻ khá thẳng tính , tôi đã nhăn mặt để trách bà chị ấy :

- Có lẽ chị đã quên nền văn chương của việt ngữ rồi đó . Qua đây ,thấy tủ sách của chị toàn là chữ tây .  Ông ấy đang thay thế ông Mai Thảo để giữ tạp chí Văn đó .

-  Thì em nhắn dùm chị đi mà .


    Nguyễn Xuân Hoàng nhận lời nhắn , cấp tốc trả lời bằng điện thư :

'' Hãy xưng hô là anh em với anh đi -  Đừng gọi anh là chú, là thầy nữa ....''


    Và ông mừng rỡ xin số điện thoại bạn đồng nghiệp cũ , ông hẹn là có dịp sang Pháp để cả bọn gặp nhau ....    


     Đời sống lại cựa quậy không ngừng , ông nhà văn có cách viết nhẹ nhàng và đầy ấp chân tình giản dị ấy đã không giữ kịp lời hẹn ngồi với tôi ở góc quán nhìn ra bờ Seine , nhìn ngắm những quầy bán sách cũ và kể chuyện thời xưa đi dạy học .

  Tiếc gì ?

 Thời gian là giòng nước . Nếu ông giữ đúng lời hẹn, tôi muốn hỏi ông vài ba điều có thật và không có thể ở thể cách văn chương :



-   Không phải là học trò môn triết của anh nhưng muốn biết : Tại sao anh chọn môn ấy để dạy học ?

  -   Quy luật của văn chương có điều gì ? Và phải giữ lại điều gì ?


   

    Nếu ông nhà văn ừ hử và không trách móc gì , tôi sẽ thử khiêu khích và trêu ông khi so sánh giữa hai phong cách viết của ông và  nhà văn Mai Thảo :

   -   Tốc độ viết giữa sự chuyển tiếp của mạch văn .

- Bóng tối và điểm sáng giữa câu văn và khoảng cách của từng dấu chấm ngắt câu ...


   Thí dụ :


     
 Ðến quán cà phê hay tiệm ăn nào tôi sẽ gặp được người tôi muốn gặp. Tôi thật là một người may mắn. Nhiều người ở tiểu bang khác đến chơi bảo tôi, tới Bolsa thăm bạn bè ở vài ngày thì được, chứ ở lại thì không bao giờ. Tôi hỏi tại sao? Người ta bảo: Bolsa bon chen quá. Người ở đó một là vái nhau hai là đổ rác vào đầu cổ nhau. Không thích. 

*        ( NguyễnXuânHoàng )




       Triết và ý niệm của triết có khi làm người ta đau đầu lắm ! Khi nộp bài cho thầy nhà văn và lấy của thầy con số điểm là 14 / 20 không phải là dễ đâu .


     Ở triết không có con số 19 /20 như bài nghiên cứu về khoa học . Văn chương có bao nhiêu phần trăm của ảo hình, ảo dáng và sự thật .


 Ở điện thoại , ông nhà văn thủ thỉ bằng pháp ngữ :

- Je  ne detiens pas la vérité  * tôi không nắm vững sự thật .




  Phải rồi , anh !


   Khi anh viết ở bài sổ tay mỗi tháng ở Văn Magazine , khi anh kể chuyện một Mai Thảo vò või một bóng ì ạch chở những số báo ra bưu điện để gửi đi , khi anh nhắc về tình bạn giữa văn chương oái oăm èo uột của chữ nghĩa - Em hiểu anh .


    Người cầm bút đã khắc khoải và thong dong , cho du là đã về phía bên kia thế giới .





 đăng sơn.fr


     ( Vài hàng viết khi nghĩ đến những nhà văn có đầy ắp chân tình )













.



...

samedi 26 septembre 2015

* NhưLầnMớiNhất -

.


ThứcDậy -


thức dậy
tình yêu cũng thức dậy
tình mở ô cửa sớm
tình mở cửa ra vườn
tình tìm mùi hương
tình tìm ánh trăng nơi hồ nước
tưởng như nồng nàn đẫm mùi hương


( HươngNgọcLan lần mới nhất )
   *                       đăng sơn.fr


nguyentrươngan - paris









....

* KhôngPhảiLàThíDụ -

.



1 -




 Hôm nọ, đọc xong 3 đoạn viết về chuyện thí Dụ, em càu nhàu :
- Những nhân vật của anh vô duyên lắm !
 Gì mà chú mà đi tán tỉnh con bé ấy để rồi tẻn tò , lỡ làng . Người ta có bồ rồi mà lại còn tán tỉnh vu vơ .
Chuyện chẳng thực tế  chút nào .
...




Đáng lẽ ra , anh phải giận em để sưng mặt trong vài tuần lễ .
 Nghĩ lại thì thôi .
 ( Mình tu hành hỉ xả mà )
Anh sẽ cố gắng viết những câu chuyện khác thực tế và sống sượng hơn .
 Chuyện đấm đá ác ôn ! Chuyện kể về con nhỏ tí ti kia hay bị mù chữ bất tử !
 Nó không biết đọc  truyện ướt át .
 Nó cũng rất lì .



 Anh sẽ trả thù con bé ấy ở tập truyện mang tên Thí Dụ tập 4, 5 và dài dài .
 Nếu cô ấy không đọc thì những ngón chân xinh xinh của cô sẽ đọc dưới chăn ấm ở những buổi đêm  muà đông mưa gió .

 Những ngón chân ấy sẽ thấy ấm áp với những mẫu đối thoại đơn giản .
 Tỷ như :
- Tối kia, anh lỡ quên em rồi . Anh chỉ nhớ mấy ngón chân của em mà thôi .
 Anh thấy chúng dễ thương hơn em nhiều .
 Nhớ có lần anh cởi trần nằm đọc sách, chúng bò lên ngực trần để tìm anh . Và anh hôn chúng . Dịu dàng mà hôn .
 Những ngón chân ấy đã nhón gót ở buổi dạ hội khi anh hôn chủ của chúng .
 Nhẹ - Dịu - Ấm áp .


   Em !


 Buổi đêm nay tàn ngày, em nhớ cho anh gửi lời thăm những ngón chân rất có duyên ấy .
 Nhé em !




2 -





 Chuyện ở ban đêm .



   ..........   Nghe mãi nhạc tình cũng chán . Cô chủ tắt đèn, sửa soạn đi ngủ bỗng nghe thấy tiếng động, tiếng rì rào sát giường .
 Tò mò, cô nhỏm dậy lắng nghe :
- Này, chuyện lạ lạ quá thể, tui nghe là có những người chẳng bao giờ hợp nhau mà lấy phải nhau ....
...
-   Nè, nếu mình nhiều tình cảm, mình có nên lấy nhầm kẻ quá khô khan không ?


       Cô nhỏ im ỉm lắng nghe mấy ngón chân đang ngọ nguậy và kháo chuyện tầm phào như thế, cô bực mình la lên :
- Ngủ đi nà . Đừng lắm chuyện nữa . Mai còn đi làm .



  Ở đời.
 Ở trần gian, tình cảm rất khó nói . Ở cùng một nhà mà có kẻ được cưng chiều hơn kẻ khác .
    Những ngón chân kia đã chùm kín chăn đi ngủ và ngáy khò khò, chỉ còn hai ngón út tí nị là còn thức .
Út nị vòi vỉnh là đang nghĩ đến hắn !
 Út kia cũng ngóc cổ đòi nhớ chung .


     Cô nhỏ nhăn nhăn môi . Cô dỗ dành :
- Ngủ đi, cuối tuần này sẽ cho đi chơi .
- Rồi....rồi có gặp chàng không , cô ơi ?



Thật là lắm chuyện .
 Gặp hay không rồi biết . Gặp chàng để nói gì với chàng ?
 Chẳng lẽ u u và ư ư mấy cái khi thú thật :
- Đêm kia ,em lỡ nhớ anh ....



 Mèn !
 Chuyện xưa như trái đất .
 Tắt đèn đi ngủ . Bỗng chợt nhớ nhau ....








đăng sơn.fr




.