lundi 1 décembre 2014

( ) Sống Chung

.




















         

.


      



 .




-    Ra ngoài ấy có gì vui không ?

-    Vui chứ ? Có nhiều đồ ăn ngon lắm

- Có ai sẽ bắt nạt bé không , mèo nhỏ ơi ?


- Không biết . Bé cứ ra đời đi rồi  bé sẽ thấy ?


-  Cha mẹ của bé ra sao ?


- Cha của bé rộng lượng , nghiêm túc , biết lo cho gia đình .  Mẹ của bé dịu hiền , nhẫn nại ....


- Thế ba má của mèo thì ra sao ?


Mèo nhìn bé bằng cặp mắt mở to . Mèo nói là không biết cha mẹ đã bỏ đi đâu khi mèo lọt lòng mẹ .Bây giờ mèo nhận ba mẹ của bé là cha mẹ mình .


 Nói xong, mèo khóc oà .


 C
òn nhỏ xíu . Làm sao bé biết  tìm lời ủi an mèo đây ?





 đăng sơn.fr

( Viết cho những người có cha và mẹ   )


















P A P A . 





Trời đang nắng rồi thấy rắc rắc mưa bụi rồi lại óng ánh nắng trở về , đi bộ trên mấy con đường trong khu phố thì lại tìm được những màn bụi bám đầy trên những thân xe cộ . Điều lạ là cả một dãy xe đậu nối đuôi san sát nhau, ở đít xe nào cũng có ghi nguệch ngoạc một chữ PAPA ( ghi bằng chữ hoa và cùng một nét chữ của một tác giả ! ) 


Tôi rời mắt ở cái máy ảnh và nổi chứng tò mò khi đếm được khoảng 20 chữ Papa ấy trên những đít xe . Theo những con chữ ấy , tôi bắt gặp con bé tí tẹo độ chừng bảy tuổi, tóc vàng lưng lửng tới vai, trông bé gầy gò, ăn mặt xốc xác , mặt mũi kèm nhèm . Hình như con bé vừa mới khóc xong . Nó lắm lét nhìn tôi như kẻ vừa phạm tội . 


Nhìn quanh quẩn từ đầu ngã đường, không thấy ai là người lớn đi kèm con bé . 


Để không làm bé sợ hãi, tôi tìm một nụ cười rất hiền hoà để nhẹ giọng : 


- Có phải là bé đã viết chữ Papa trên những đít xe hơi từ đằng kia không ? 


Bé gái rụt rè , ngước nhìn người lớn . Bé gật đầu với cặp mắt ướt . 


- Bé nè ? Cha mẹ bé đâu mà sao lại đi giữa phố một mình ? 


Bé đưa hai bàn tay bẩn thỉu lên mặt, những ngón tay nhỏ xíu chỉ đủ che cặp mắt : 

- Ba má bé vừa cãi nhau hôm kia . Họ nói họ bỏ nhau . Bé buồn , bé thương papa . Bé đang đi tìm papa . Mẹ bé đang khóc ở trong nhà đầu đường kia . 


Thấy bé oà khóc , tôi rút khăn tay lau mát cho bé, dỗ dành : 

- Nhà bé ở đằng kia à ? Đi - Chú dắt cháu về nhà với mẹ . Đừng đi một mình như vậy,nguy hiểm lắm . 



Đứa nhỏ lắc đầu nguầy nguậy : 

- Không ! Tôi không về với mẹ đâu, mẹ tôi hay đánh tôi lắm . Chỉ có papa là thương tôi mà thôi .Tôi phải đi tìm papa . 


Vừa nói, con bé vừa viết thêm một chữ Papa trên đít chiếc xe màu đen vừa ghé vào chỗ đậu . 



Nhìn con bé, trong khi nghĩ cách dỗ bé, đưa bé về nhà, tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích của thằng bé tên là Le petit Pucé đã trải những viên sỏi làm dấu để đưa anh chị em về nhà . 


Chuyện xưa và chuyện nay chỉ khác nhau ở một chữ Papa của con bé tí này . 


Có lẽ cha của nó mà tình cờ đi trên con đường này, khi nhìn những chữ " Cha ơi - Cha ơi " như thế , ông ta sẽ nghĩ lại mà trở về với mẹ nó .
 

đăng sơn.fr 













PAPA Bis .





       Cô  đang giận bố và nhất định khăn gói bỏ nhà ra đi . Vì còn đi học nên tài sản của cô chỉ  có vỏn vẹn có mấy đồng lẻ dành dụm trong túi và vài bộ quần áo cộng  thêm vài quyển sách mà mình  ưa thích .


Sau vài giờ lang thang trên phố biển, mỏi chân và đói bụng khát nước , cô ngồi bệt xuống bệ đường . Đằng sau lưng là tiếng sóng biển , trên bãi cát  th
ấy có những gia đình cha mẹ con cái ấm áp bên nhau, họ chia nhau thức ăn thức uống . Cô bậm môi khi nghĩ đến ổ bánh mì thịt mà mẹ hay làm , cô liếm mép khi nhớ lại những ly sữa mà bố đang bắt uống trước khi  đi học ở bàn bếp .


 Bụng đang cồn cào, đói  thì đói nhưng cô nhất định không về nhà vì giận bố . Tối hôm qua , khi nhìn sổ điểm của cô bị xuống với lời phê xấu xí, bố nghiêm  mặt rồi la cô . Bố không dằn  được cơn nóng giận để xé nát tập vở bài kiểm ấy của cô .   Bố hậm hực bỏ bữa ăn tối và ra lệnh cấm cô  xem tv và cấm cô ra đường chơi trong vòng một tuần lễ .



 Cô cũng bỏ ăn tối và khóc cả đêm . Cô tức tối ném tung chăn gối vào cánh cửa tủ với những ý nghĩ đen tối nhất :



" Phải rồi , ông la mắng tôi vì tôi không phải là con đẻ của ông . Ông là cha ghẻ của tôi lúc về với mẹ .    Người ta nói là mấy đời mẹ ghẻ và cha ghẻ mà thương con riêng . Tôi ghét ông, cầu cho ông chết đi cho rảnh ....."




 Sau giấc ngủ chập chờn . Sáng dậy, cô sưng mặt , không thèm uống ly sữa  mà bố ghẻ đã pha cho với bữa ăn . Bố chẳng nói gì khi rời nhà đi làm . Mẹ buồn bã nhìn cô , nhìn lưng chồng khuất sau  cổng nhà . Cô không đến trường , bỏ nhà lang thang ....



 Sóng  và gió biển sau lưng làm  người đói , khi đói thì càng thấy lạnh, cô kéo áo che kín ngực ,rời chỗ ngồi đi ngang những cửa hàng bán bánh với những cái bảng giá to đùng, cô lẩm nhẩm khi thọt tay vào túi , móc ra những đồng l và đếm để tính toán . Ăn gì ? Uống gì để cầm cự với thời gian ?

Cô cay mắt chực nhè khóc . Cô quay bước thả những bước chân vô hồn qua khu phố khác với hy vọng kiếm được món gì ăn thật rẻ .


 Từ chặng đèn đỏ, tai cô nghe tiếng gọi  ở xa giữa tiếng xe cộ :

- Bé ! Con ! Con !


Không quay lại nhưng cô biết tiếng gọi ấy là của ai . Giọng ấy đã gọi cô như thế lúc cô vừa 3 tuổi tí xíu . Giọng ấy đã theo cô từ những bước chân ở ngày đầu lớp mẫu giáo .


 Cô cố gắng  giữ  lạnh lùng với cái tự ái cao hơn cái đầu có tóc dài lủng lỉnh ngang vai áo . Chân cô run đi muốn ngã té . Cô nhất định không quay lại .


 Bàn tay to lớn nắm lấy bàn tay cô từ phía sau :

- Bé ! Bé về nhà với bố mẹ . Trường học báo ở sở bố là con không đến trường sáng nay . Bố mẹ lo  lắm phải  đi tìm con khắp nơi .


 Cô chưa kịp phản ứng thì dáng người đàn ông tên Bố ấy cúi lưng, hạ thấp người, đầu gối chạm hẳn vào mặt đường để có ánh nhìn ngang với chiều cao của cô . Vòng tay rộng ôm lấy hai vai cô với giọng khẩn khoản :

- Lại đằng kia, bố mua cái gì cho bé ăn . Bố biết bé đang đói bụng .


 Bé thấy mắt bố ướt . Bé ném người vào vòng tay bố, gục hẳn mặt vào khoảng ngực bố để  khóc . Bố hôn lên đôi má bầu bĩnh và bế hẳn cái sức nặng của 8 tuổi để băng qua đường, chỗ có hàng bán bánh .


Bé ngửi thấy mùi thơm của  đủ thứ bánh nhưng những mùi ấy vẫn không thể nào thơm hơn vùng cổ ấm và mùi tóc của bố .


Cô dụi mặt vào gáy bố giữa phố và thì thầm :


-  Con xin lỗi bố , xin lỗi nha nha . Hết giận bố rồi .





   
 đăng sơn.fr
































.....

Aucun commentaire: