jeudi 4 mai 2017

* CHỌN ?

.



Đã biết rằng sự  chọn lựa là điều bắt buột và tùy ở sự suy nghĩ riêng của chúng ta .

   Vào một nhà sách , thấy cái tựa  mang tên : Người Việt Nam Tồi Tệ , tôi sẽ không mua mà chỉ đứng  mở vài trang để đọc ké mà thôi . Lý do khác là vì tôi là người Việt, cảm thấy xấu hổ và thấy mình rất hèn khi không muốn nhìn vào sự việc - Nhất là khi đọc bảng Mục Lục <




NGUOI VIET NAM TOI TE COVER copy

Người Việt Nam Tồi Tệ, nghiên cứu văn hóa – điều tra xã hội. Tác giả Lâm Nhược Trần,
*Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2016. (bìa và trình bày: Uyên Nguyên)



---

MỤC LỤC

Lời Nhà Xuất Bản
Lời Nói Ðầu
Dân trí thấp kém, giáo dục bất cập, văn hóa lạc hậu.
Sự gia trưởng, độc đoán và tính bảo thủ
Sự thiếu trung thực hay tính gian dối, xảo trá và lật lọng.
Sự thiếu uy tín.
Sự vô cảm, thiếu tự trọng và tinh thần vô trách nhiệm.
Sự thiếu ý thức (cá nhân và quan hệ cộng đồng).
Sự tùy tiện, cẩu thả, thiếu kỷ luật, thiếu óc tổ chức, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tinh thần cầu thị, tánh xuề xòa và thiếu nguyên tắc.
Sự mơ hồ, nhập nhằng, thiếu minh bạch, hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần.
Sự thực dụng.
Sự cảm tính, lòng nhẹ dạ, cả tin và tánh mê tín, dị đoan.
Tánh khôn vặt, ăn xổi ở thì, làm ăn chụp giật và chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt.
Tánh tham lam, nhiều chuyện, hay ganh ghét, đố kỵ, thích gièm pha, bôi nhọ và đâm thọc.
Tánh hay bắt chước, a dua, học đòi (kiểu trưởng giả học làm sang) và vọng ngoại.
Tánh xô bồ, nhếch nhác, ăn dơ ở bẩn.
Tánh thích ăn nhậu, bài bạc.
Tánh lưu manh và thích bạo lực.
Tánh hay nổ, sự háo danh, hay khoe hoang, tự cao tự đại, thích phô trương và chuộng hình thức bề ngoài.
Cậy thần, cậy thế, cửa quyền, đặc quyền đặc lợi và lợi ích nhóm.


(Trích NGƯỜI VIỆT NAM TỒI TỆ của Lâm Nhược Trần, tr.157-190)


 Có đoạn tác giả viết :


<Con người càng lúc càng trở nên vô trách nhiệm, không chỉ ở sự ràng buộc giữa những người thân trong gia đình với nhau (những người cha thiếu ý thức và vô trách nhiệm sinh con cả đàng cả đống, bài bạc rượu chè bê tha, không chăm lo được tốt cho đời sống vợ con mà còn lăng nhăng trai gái bên ngoài, nhiều khi bỏ hẳn vợ con sống bơ vơ, thiếu thốn mọi thứ để chạy theo tình duyên mới, nhiều đứa trẻ trong hoàn cảnh này, vì đời sống phải bỏ nhà lên các thành phố lớn tìm đường mưu sinh, mà đa số là rơi vào cạm bẫy của ăn chơi sa đọa) mà còn cả trong các mối quan hệ đồng nghiệp, xóm giềng, chính quyền với người dân, giữa người và người trong cộng đồng nói chung và giữa người với môi trường sống chung quanh nói riêng, từ đó nẩy sinh ra tánh ích kỷ và sự vô cảm. Những gì thuộc về mình thì phải nhất, nhà mình phải lớn nhất, cao nhất, đẹp nhất, sạch nhất nên rác rưởi quăng bừa ra ngoài đường, bên nhà hàng xóm. Làm việc ồn ào, mở nhạc với âm lượng thật to để cả làng cùng nghe (thật ra chẳng ai muốn nghe) và cả vào những thời khắc mà người khác cần yên tĩnh để nghỉ ngơi. Tôi và nhiều người bạn, người thân thường xuyên bị tra tấn mỗi khi đi ngang các cửa hàng thời trang, cửa hàng di động, cửa hàng điện máy, những gian hàng quảng cáo, tiếp thị, hoặc phải đi dự những cái đám cưới, những buổi hợp mặt liên hoan tại các quán nhậu hay vào các quán cà phê, nơi mà âm nhạc được mở to hết cỡ đến đinh tai nhức óc. Vào những nơi đó, nhiều người có tâm lý muốn được yên tĩnh để trao đổi, tâm sự với nhau, nhưng khi nói chuyện phải hét vào tai nhau đến đau cả họng. Đây không chỉ là sự thiếu ý thức (ở một phần khác sẽ đề cập tới nhiều hơn) mà còn là phong trào, là trình độ hiểu biết, thưởng thức âm nhạc một cách hời hợt và thấp kém của đa số người dân, đặc biệt là giới trẻ. Hàng ngày, sáng sớm, đang ngủ say, nhiều người đã bị tiếng loa phường đặt nơi đầu hẻm ‘đâm muốn thủng màng nhĩ’. Thật lạc hậu và tệ hại, đã là năm 2015 rồi mà nước ta còn dùng loa phóng thanh để thông tin tuyên truyền như cái thời chiến tranh, bao cấp. Ô nhiễm tiếng ồn cũng như ô nhiễm không khí (khói bụi), đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người. Từ sự vô trách nhiệm đã trở thành nếp sống, thành tác phong làm việc của những con người quản lý xã hội đã khiến cho nhiều điều bất cập cứ tồn tại mãi từ năm này qua năm khác, dù là những việc rất đơn giản. Nạn hôi của (cướp hàng, móc bóp, trộm điện thoại, v. v…) hay thái độ làm ngơ trước những trường hợp bị nạn, trước những khó khăn hay nỗi đau của người dân đã bộc lộ hết cái tính vô cảm, vô tâm của con người.

 “Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần: Reo hò trước nỗi đau người khác (Như Lịch). Sự vô cảm, từ chối trách nhiệm và hành xử thiếu văn hóa đang trở thành ‘căn bệnh’ lớn dần trong đời sống xã hội. Phải xem đây là chuyện quốc gia đại sự, cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ…"












....

Aucun commentaire: