dangson.fr |
Bài Viết của DIỆU HƯ -
Làm sách có cần lương thiện ?
Khi tôi bắt đầu bước chân vào nghiệp viết, không chỉ mẹ, mà những người xung quanh đều động viên và khuyên tôi: “Viết đi, viết để sống đẹp hơn, thiện lương hơn!” Người viết nếu để mình bị vấy bởi những ác tâm, liệu họ có thể rung động người khác bằng văn chương của mình? Lời nói có thể là giả dối, nhưng văn chương thì không giúp họ che giấu được tâm hồn cằn cỗi, nghèo nàn của họ - đã bị những tham lam, tàn nhẫn nhuộm đen.
Cách đây hai hôm, sau khi nghe kể lại một câu chuyện làm sách, tôi lại chợt tự hỏi: “Người viết cần lương thiện, vậy người làm sách có cần lương thiện không?”
Nếu câu trả lời là có, hẳn sẽ nhiều người cười rất to. Ở trong chăn mới biết chăn có rận, bước chân vào nghiệp viết mới được chứng kiến nhiều sự trớ trêu mà mình chỉ có thể nhắm mắt thuận theo nó. Đứng sau màn hào quang, mới biết ai dở, ai hay, ai thẳng, ai ngay…
Câu chuyện mà tôi nghe được chỉ đơn giản thế này…
Một tác giả tìm đến với một thương hiệu sách nổi tiếng dành cho người viết trẻ, và lập tức anh bị chinh phục bởi cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học của thương hiệu này. Người đứng đầu thương hiệu cũng là một người viết, một ‘thiên tài PR’, một thuyết trình viên xuất sắc (viết tới đây mình lại nhớ tới những quý ông – quý bà thiên tài của kinh doanh đa cấp, cũng đại loại như thế). Nói chung vì lời ngon tiếng ngọt, vì thương hiệu ấy có tiếng, vì phong cách chuyên nghiệp, tác giả ấy đã nhắm mắt đưa chân giao đứa con tinh thần của mình cho bà mẹ đỡ đầu kia.
Chuyện chỉ có thế thì chẳng có gì để bàn, có khi còn là chuyện mừng, bởi không phải cây bút trẻ nào cũng may mắn và có duyên với các đơn vị xuất bản, mà nhuận bút còn được tính tới hơn 10%. Chỉ bất ngờ là, tác giả đã thú nhận, đã thỏa thuận với người đứng đầu thương hiệu ấy rằng sẽ trả cho nhà sách ấy 10 triệu để họ giúp anh ấy truyền thông (và sẽ trừ vào tiền nhuận bút).
Vâng, 10 triệu tiền truyền thông, đến cái giá truyền thông cũng làm cho người ta thấy sự ‘chuyên nghiệp’ đến cỡ nào rồi. Nhưng anh ấy (và một vài tác giả khác đã từng hợp tác với thương hiệu sách đó) hình như chưa bao giờ biết, truyền thông vẫn luôn là 1 phần trong kế hoạch xuất bản bất kỳ cuốn sách nào, của bất kỳ đơn vị xuất bản nào, và tác giả (thường) không phải bỏ ra bất kỳ một đồng nào cho việc truyền thông đó cả. Nếu có, là họ tự tìm tới báo chí để lên bài.
Nói thế để biết, mỗi một bài truyền thông cho sách của anh ấy, đều được công ty lớn hơn phía sau thương hiệu đó trả tiền. Vậy 10 triệu đó đi đâu?
Ai-cũng-biết-là-nó-đi-đâu!
Một thương hiệu sách, vì vô vàn lý do to bé trước giờ buộc lại, cứ như vậy mà sụp đổ. Và 10 triệu ấy giống như một giọt nước tràn ly…
Khi nghe câu chuyện này tôi thật sự shock. Tôi không quen với anh tác giả, nhưng quen tác phẩm của anh ấy, quen với cái thương hiệu sách kia, quen với người làm ra nó, quen với những tác giả từng hợp tác với nó, quen với cả vô vàn con người khác liên quan tới nó… nhưng không bao giờ nghĩ, tiền nhuận bút vốn đã quá rẻ mạt của tác giả cũng có thể bị ăn chặn tới trắng trợn như thế. Cô gái ấy vừa là người viết, vừa là người làm sách, nhưng tại sao lại không bênh vực cho chính những người cũng có duyên với sách như mình?
Thiết nghĩ, người viết sách phải lương thiện, nhưng người làm sách cũng phải có tâm. Có tâm mới làm ra được những cuốn sách hay, những thế giới sách đẹp, mới là nơi tác giả muốn tìm về… Hãy để tác giả trẻ chúng tôi cảm thấy nơi chúng tôi xuất phát giống như một ngôi nhà, và luôn luôn muốn tìm về đó…
Viết cho một cuối tuần nhiều cảm xúc – Hân Như.
Read more: http://viptruyen.vn/@forum/f35/lam-s...#ixzz30XFNphNr
-------
ThứcTỉnh và THẬT TÌNH .
Sau khi đọc bài viết trên của Diệu Hư, tôi giữ lại hai dòng chữ : " Lương Thiện " và " Tâm Thức "
Chữ Lương Thiện rất khó dùng vì đồng nghĩa với danh từ Lương Tâm, vì thế ngưòi ta ghép vào thành chữ Lương Thiện . Ở một chặng đời, ở một vài hoàn cảnh sống , chữ lương thiện đã làm tôi mỉm cười, cười méo mó .
Ai cũng biết là cuộc đời này tóm gọn trong vòng 4 chữ " T " to tướng : Tình - Tiền - Tù - Tội -
Tình ở đâu ?
Ở đây , như sau :
" Đến nhà bạn mỗi tuần vào ngày bạn nghỉ . Bạn thích tụ tập ca hát, khung cảnh ấm áp và bạn bè đầy nhà, đầy bàn . Bạn hớn hở đón tiếp, thù tiếp vì thích nhảy múa, ca hát . Sau ca hát là ăn uống linh đình . Ai cũng vui vẻ, mạnh miệng đớp hít .
Cứ như thế cho đến ngày bạn xập tiệm vì cờ bạc, hoang phí và đi đến việc ly dị, bán nhà chạy nợ . Ngồi với bạn ở căn phòng khách không còn nhạc, không còn kèn trống và những tiếng cười đầy ấp . Thấy bạn buồn bã cực độ . Bạn rên rỉ sầu thảm . Uống ly cà phê mà thấy đắng hơn ngày vui đêm nào . Ngó lên bức tường, thấy mấy chữ nho diễn nghĩa như sau " Ở đời, chỉ còn mỗi chữ TÌNH "
Bạn dõi theo mắt , nhìn lại tấm tranh đề chữ TÌNH ấy, bạn muốn khóc .
Ừ . Ừ mà . Khóc đi cho vơi bực bội . Trong chữ Bạn hữu đã có chữ " Bè " . Khi mình không còn gì, thì có khối kẻ quay lưng .
* TIỀN .
Đây là một trong những " khổ nạn " .
Sự tiến bộ của con người ở khoa học, văn minh tân tiến lắm : Thay vì cần đập nhau, đánh nhau và giết người bằng dao kéo , bằng cú đấm ,cú đá thì con người chế ra bom đạn . Sức công phá có thể giết hàng vạn người ( đỡ mất thì giờ ! )
Thay vì cõng muối, cõng than, củi đổi lấy gạo , thịt cá thì ngưòi ta chế ra Tiền . Và nhẹ nhàng lưu chuyển rất tiện lợi . Khi có tiền là hẳn có quyền lực và sức mạnh như câu " Mạnh vì gạo, bạo vì tiền "
Khi cần nhiều tiền thì có thể quên câu dạy của người xưa : Với tiền, ta có hai cung cách : 1 - Làm chủ nó / hoạc cách thứ 2 : Làm nô lệ cho nó .
Tiền là uy lực, tiền có khả năng thống trị làm mờ mắt mình, khi mờ thì mình sẽ mù lòa để không còn thấy lương tâm nằm ở cái góc nào . Và từ đó, ta chạy theo tiền .
* TÙ .
Hình ảnh tù tội kinh khủng vô cùng : 4 bức tường quanh quẩn, nhưng sợ nhất là chính ta giam hãm ta ở cái trí óc trì trệ và ngộp thở của mình .
* TỘI .
Tội gì ? Tội mình hay tội người khác ?
Khi không còn Tình, chỉ biết chữ Tiền thì có khi vào Tù, ở tù trong tâm hồn của chính mình thì chữ Tội có nghiệm ra thì cũng vô ích và muộn màng .
----
Tôi ghét cay đắng 4 chữ T khốn nạn ấy lắm .
Vì thế, tôi nổi loạn khi viết .
đăng sơn.fr
CHÚNG MÌNH
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire