dimanche 23 février 2014

* BIẾT LÀ TAI SAO CẦN VIẾT .

.




Hình ảnh đã đăng









Ở một diễn đàn trẻ , có nhiều chuyện thấy dễ thương và buồn cười . Nhất là ở phần ghi lý lịch  và phần ghi tâm trạng, địa chỉ .

Cái cô bé ( 14 tuổi - học Sinh ) kia đã ghi ở phần địa chỉ như sau :


" ... Địa chỉ : " Ở cái gầm giường của bạn "


Cô đã vào đọc một chủ đề của tôi viết ở Vip Truyện . Vn -


Lại có thêm một con bé muốn làm người lớn . Tôi muốn hỏi bé là :-

- Tại sao bé muốn nhức đầu khi vào đọc ? Tuổi của bé như một trái cây cần độ chín và khi bé đọc những gì tôi viết, tôi sợ bé lớn nhanh quá sẽ mất duyên, mất đẹp !



-   Bé muốn tìm hiểu điều gì ở cái thế giới đa dạng của chữ nghĩa  ?




Trong khi chờ Bé trả lời ( cần suy nghĩ ) tôi kể cho bé nghe  một vài chuyện ngày xưa .




14 tuổi, tôi đi học, ngày  hai buổi . Tôi chưa biết mộng mơ vì còn  thích ngửi mùi sách vở và tôi chỉ đọc truyện dành cho thiếu nhi . Tôi nhịn  tiền quà sáng để mua nguyệt san Thiếu Nhi do ông nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút- Lúc ấy họa sĩ ViVi vẽ hình bìa rất đẹp để tôi mơ mình sẽ thành  họa sĩ . Tôi nằm dài trên sàn gạch mát lạnh để hí hoáy vẽ .
   Chẳng may, ông trời không cho tôi cái hoa tay như tôi hằng mong muốn và tôi thấy mình chẳng bao giờ hài lòng với những gì mình đã phác họa . Lúc ấy, còn  bé tí ti ,tôi chẳng  biết Van Goch và cái ông Picasso là ai . Và tôi cũng chẳng cần biết làm  chi cho mệt óc, tôi thích thì tôi vẽ .

16 tuổi, Đọc  tạp chí Tuổi Hoa, tôi tập tành mơ màng, mơ mộng . Duyên  Anh, Từ Kế Tường viết hay quá, tôi đọc và mơ mộng viết văn , làm thơ . 16 tuổi là bài thơ non dại đầu đời thấy bài được đăng báo và nở mũi . 16 tuổi quá đẹp như mưa rơi trên đường về học ...

Vậy thôi . Chờ đến hơn 17 tuổi để ngắm nhìn những tà áo kiểu tiểu thơ tan trường và lãng đãng mơ theo những gót hồng . Đọc thơ, đọc truyện thấy câu viết tả về kiểu trồng cây si .


Cây si không bao giờ có gốc bén rể nên rất mỏi chân . Không trồng cây si nên tập  viết văn, làm thơ đăng báo .





Bây giờ . Không phải là nhà văn, cũng không nhà  nhà thơ trên vạn nẽo đời . Thấy tuổi 14 - 17 thay đổi ,chạy theo bưóc tiến của đà kỷ thuật Internet ;Thấy ơn ớn, ngài ngại..

14 và 16 tuổi ơi ! Đừng lớn  nhanh quá . Khi nào lớn chút nữa thì hãy đọc Viết Để Làm Gì .






đăng sơn.fr 









    Bóng Nắng và Bóng mát khi sống và VIẾT -






    __________________________________________________ _______________








    Có vài điều để tâm tình với bạn đọc - ( Những cái TÔI có thể rất cực kỳ dễ thương và dễ ghét ) :





    Khì đến sinh hoạt với tập thể và đặc biệt với một diễn đàn viết, hẳn có lúc bạn rất bỡ ngỡ vì nhiều lý lẽ . Bạn tìm điều gì giữa tập thể ? Bạn có thể nào hòa hợp để tạm quên cáiTÔI của chính mình đi không ? Bạn nghĩ gì về danh từ Bản Thể và Tách Thể khi muốn nhập bầy ?


    Tôi thử đơn giản vấn đề ở cách hoà nhập với những bản thể khác để tạo thành một sự hợp tác và tạo thành một sức mạnh của đoàn thể :



    Khi vào một lớp học, một đám đông và cảm thấy mình bỡ ngỡ, xa lạ trước những khuôn người và những điều mới lạ chung quanh, bạn ra sao ? Bạn tỏ thái độ như thế nào để có thể phá đi những khoảng cách và hòa nhập vào đám đông ?


    Không phải ai cũng bạo dạn để hoà nhập ( điều này còn tùy thuộc về những yếu tố khác như : sự thoải mái của cung cách giao tế, vấn
    đề xã giao và sự cởi mở của từng cá nhân cũng như không khí của hoàn cảnh giao hiệp .... ) - Điều này cho chúng ta rõ là không phải
    ai cũng giống ai .




    Bây giờ , ở đoạn viết này,tôi xin đi thẳng vào vấn đề Tách Bầy và Nhập Bầy :


    Đứng trước nền văn minh, nhưng nếu lùi lại một thời xa xưa, có nhà khảo cổ nghiên cứu về ngôn ngữ đã nói : " Con người là một loài thú biết suy nghĩ " . Điều này cũng dễ hiểu mà thôi vì ta có bộ óc trời cho để học hỏi và thâu thập và ta có ý thức rõ ràng về những điều phải làm, phải đối chọi từ sự suy nghĩ ( tư tưởng )


    Một đứa trẻ phải trải qua một quá trình thu nhận sự giáo dục để đáp ứng trước các vấn đề của sự sống còn và dần dà trưởng thành .Đứa trẻ sẽ học cách sát nhập, suy luận và cưỡng chống .

    Trong vấn đề viết lách cũng có một quãng đường phát triễn như thế . Muốn viết, trước tiên ta phải học, phải đọc rất nhiều để tích tụ và rút tiả sự suy luận . Sự đọc phải trải qua các việc suy nghĩ, phân tích ( trải nghiệm ) . Sau đó, ta cầm bút trong sự suy nghĩ chính chắn để viết .


    Ta viết gì ? Và chọn đề tài nào để viết .



    Viết về những kỷ niệm thơ ấu, có gia đình, có mẹ,có cha ư ? Ta đã nhận định như thế nào về một trong những nguyên tắc gia đình để viết ? Và ta sẽ viết như thế nào để người đọc cảm nhận được cái tình cao cả đùm bọc thương yêu và hy sinh của bậc sinh thành ?


    ( Nếu viết về một hoàn cảnh tang thương , chia lià và sự phủ nhận của lương tâm và trách nhiệm , ta sẽ diễn tả ra sao mối thương tâm đau khổ ấy ? )


    Ở các lớp học về tâm lý và kịch nghệ của tôi bên này , đã bao lần tôi chứng kiến được sự lúng túng của học viên .


    Có lần ,tôi hỏi con bé 17 tuổi khi thấy bé cắn bút trước bài trắc nghiệm khi viết một đề tài về vở kịch mang tên Ly Dị .


    Tôi hỏi bé :

    - Tại sao em chọn đề tài khó khăn này với lứa tuổi quá trẻ của em ?


    - Vì em đau khổ khi cha mẹ em chia tay .



    Và bé khóc oà .



    Tôi im lặng . Và bảo cô bé hãy viết thật sự bằng những giọt lệ của mình . Cô không hiểu thế nào là viết bằng những giọt lệ ( Vì ban đầu,cô nghĩ là dễ dàng để viết về những sự cải cọ , không thuận tình của cha mẹ để xảy ra cảnh chia tay )


    Cũng trong lớp học ấy, khi tôi đọc bài của một cô bé khác cùng lớp tuổi 17, cô chọn về đề tài Tình Yêu Tuổi Trẻ để viết những phân đoạn kịch có lớp lang . Tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi cô viết những câu đối thoại rất trôi chảy đầm thắm . Và vở kịch đã được sủa chửa một phần nhỏ để diễn một cách thành công trong ngày cuối năm .


    Với sự náo nức và tò mò của một người viết và chấm bài, tôi hỏi cô :


    - Bé này . Bé đã yêu bao nhiêu lần để viết như thế ?!


    - Em chưa biết yêu, nhưng em quan sát và nhìn vào những trường hợp của bạn bè, người thân chung quanh .


    - Em có nghĩ là tình yêu đẹp lắm không và nếu có tình yêu, tình của em sẽ có màu sắc như thế nào ?


    Bé thật thà trả lời : - Em không biết , nhưng nhờ vào sự tưởng tượng, em sẽ liệu mà pha màu .



    Văn chương ở cách trả lời là ở chỗ ấy . Nếu là một nhà văn, tôi nghĩ là em sẽ viết rất hồn nhiên và sẽ lột tả được những màu sắc như cách thức của một họa sĩ tài ba .



    Tôi đã gặp, đã đọc những câu viết rất tạo dáng của những người có tham vọng làm nhà văn và tôi đã thất vọng .





    Ở chủ đề này, tôi chỉ xin bạn một điều : Đừng tạo dáng, đừng viết theo phong trào, trào lưu khi muốn viết . Viết bằng tâm hồn thật, viết đơn giản . Nếu bạn đau khổ, hãy trầm lòng với sự đau khổ và khi viết là để nhận thức và thoát ra khỏi sự đau khổ ấy bằng mọi hình thức .


    Khi nổi giận để phản kháng một vấn đề , ta có đủ thì giờ để nhận thức tại sao ta phản kháng và ta có đủ can đảm nói và viết lên sự không chấp nhận ấy trong một cung cách tế nhị nhưng thẳng thắn minh bạch - ? -



    Nếu cần tỏ thái độ trong một đoàn thể, ta lùi lại vài bước, ta dùng thì giờ suy nghĩ cặn kẽ và tỏ thái độ . Đó là sự tách bầy để gìũ vững bản thể . Trong đám đông, ta có đủ sức cuỡng lại cách suy nghĩ của đám đông theo kiểu trào lưu ,thời trang hay không là một chuyện rất cần suy nghĩ kỹ càng khi viết .


    Văn chương chỉ thật sự có giá trị và bày tỏ được sự chân thiện mỹ khi tự biết khả năng bày tỏ bằng cung cách tao nhã và chân chính của kẻ viết .



    Tôi mong đọc những bài của bạn viết - Hãy chứng tỏ phong cách của bạn với một tấm lòng .




    Mong lắm !



    đăng sơn.fr



    Read more: http://viptruyen.vn/...l#ixzz2pXF5JbfZ 















      TRÂN QUÝ .


    ____________________________________________________________






    Ở một người viết ( nếu gọi " hắn " là một người vẽ  ) thì người đọc ( với sự nhạy cảm và độ nóng của tâm thức ) có thể nhận thấy ( và phát hiện ) ra những điểm sáng và điểm tối, giữa hai thứ đậm và nhạt ấy là một gam màu xám ( độ cảm xúc ! )

    Đọc một bài viết, nhìn một tấm ảnh và ngắm một bức tranh ,có điều gì khác nhau khi định tâm để phân tích ?


    Người viết, người vẽ tranh hay chụp ảnh luôn luôn đặt những câu hỏi cho mình ở cái ngăn kéo nội tâm nếu muốn tác phẩm của mình có một phần nào độ sâu . Cái độ sâu ấy có thể là một cảm giác của tâm trạng của đối tượng . Hai tâm trạng từ phía người sáng tạo và người thưởng ngoạn được nối vào nhau và tạo nên ý nghĩ giao lưu .


    Nghệ thuật không bao giờ được tính bằng hạng điểm, ta nhận  thức ra sao, thích hay không thích, hiểu hay không kết nạp được là do ở ta mà thôi .Từ vấn đề sở trường và sở đoản là sự suy nghĩ để định luận xem ta chuyên về điều gì để phát triển với điều nhạy cảm sâu sắc trong tâm hồn .


    Với cái nhìn riêng, khi đi xem các buổi triễn lãm, tôi dùng cảm nhận để chú tâm đến tính cách nghệ sĩ của người sáng tác và không đặt lắm quan trọng cho phần kỷ thuật .Kỷ thuật rất căn bản mà sự thanh thoát của độ nhạy cảm không đủ chiều sâu thì như món ăn nhìn đẹp nhưng thiếu hương vị ngon ngọt .


    Ở chủ đề VIẾT LÁCH  này, tôi đặt trọng tâm vào cung cách diễn giải của những người viết với tựa đề là TRÂN QUÝ .





    Đọc một người viết, thu nhận được những điều gì là một hành động cần có sự sáng suốt về tri thức .Và người đọc có toàn quyền tự do để chọn cho mình điều để đọc . Đọc một bài tùy bút, tản văn khác với cách đọc một quyển tiểu thuyết hoặc về truyện ngắn . Đọc một bài khảo cứu  chuyên đề hoặc  những bài lý luận chính trị, kinh tế,văn học rất khác nhau .Nhưng tựu chung là ta biết ta đang đọc gì và ta nhìn nhận  hoặc sẽ phản kháng lại điều gì . Và cung cách viết ( cách hành văn  ) của người viết ấy  ra sao ?




       Đầu óc của người đọc không phải là cái thùng rác để nhét, nhồi vào những thứ cặn bã bị đào thãi từ kẻ viết và nói .



       Ở một người viết, nhất là viết kiểu bút chiến, phản hồi để tìm kiếm sự thật ,tôi luôn đọc kỹ lưỡng để mong có sự thông hiểu sau khi so sánh với các tài liệu dữ kiện khác . Đọc kỹ để thấy sự lý luận trên một cung cách dám viết, dám nói và cùng lúc có sự điềm đạm của quy tắc ngôn ngữ .


    Từ một  thời gian ngắn ở đây, tôi dùng chữ " trân trọng " để thu nhận điều mình đã đọc với một người viết . Trân trọng không phải  theo một cái nghĩa khách sáo của văn chương Bắc Bộ ( người ta nói :

    Sự khác biệt sâu xa giữa văn lối Bắc và văn lối Nam là người Bắc viết văn, còn người Nam kể truyện. Nhưng phải kể một cách nào đó mới thành tác phẩm "  *( Thụy Khuê )



      Trân trọng cùng một nghĩa theo cách viết của tôi là trân quý, tôi quý mến sự tri thức ,sự nổi giận của một tấm lòng và trân trọng ở một hình thức dụng ngữ giữa một người viết và người viết khác . Chuyện dễ hiểu mà thôi , từ lúc các bậc thầy về tư tưởng đã dạy tôi : Khi viết, hãy dùng tâm thức của một kẻ Sĩ . Chữ nghĩa là điều phải trân quý nếu đến từ tâm "


    Tôi  xin giữ lấy và quên biết bao điều đã làm mình sợ hãi ,chán chường và đã tội  nghiệp cho cái thùng rác dấu kín trong tâm khảm của mình . 


    Thái độ của kẻ Sĩ là không chịu nhắm mắt làm ngơ ở sự bất công, là không dung nạp những điều làm sai lạc lịch sử cho dù là  ở bất cứ hoàn cảnh nào . Ta phải làm gì , nghĩ gì khi viết ?





    đăng sơn.fr







    Aucun commentaire: