lundi 31 octobre 2016

** Ở đâu có chỗ để VỀ ( ? )

.



Cún Rock - usa -



1-

Đọc :



những đôi tay làm tình trên những màn hình phẳng


Nàng bắt đầu từ bỏ thế giới ấy. Nàng nhìn thấy những đôi mắt đang nhìn vào ngực nàng, cơ thể nàng. Chúng làm tình qua những chiếc màn hình điện thoại hoặc những chiếc máy tính gồ ghề để bàn, trang trọng hơn là những chiếc laptop đắt tiền. Nàng nhìn thấy những điệu cười mỉa mai, hèn yếu và nhu nhược của những gã trai lớn lên quê mùa, những thiên tài tỉnh lẻ. Không thoả mãn được những dục tính. Không đầy đủ giáo dục. Viết vài câu thơ nhăng cuội, ảo tưởng thành những nhà thơ lớn. Chả học hành gì nhưng cứ đua đòi vào thế giới phù phiếm, tanh đầy máu và mồ hôi của những kẻ khác. Chúng bất lực, lưu vong ngay chính tại quê nhà. Chúng thèm khát tình yêu mà không đủ bản lĩnh yêu một người đàn bà có thật, hay chơi với một cô điếm rồi trả tiền sòng phẳng. Có chơi xong thì chúng cũng xếp vào sự xuống cấp của xã hội mà gái điểm trở thành nhiều thế. Sự thủ dâm bằng mọi cách, tinh thần, xã hội và tình dục như một sự bế tắc, một cách sống chơi vơi. Chúng không hề muốn trưởng thành. Không hề muốn mạnh mẽ. Chúng bản năng không phải như những con người mà là một giống loài tha hoá, bị mất đi tinh thần sức mạnh. Chúng không ý thức được về trách nhiệm với chính mình.
Có những kẻ làm tình bằng những cơn lên đồng chửi bởi những thiên ca không bao giờ ngớt. Sự hận thù ngút ngàn làm chúng say sưa như bạo lực, hành hạ một người đàn bà chúng yêu, phải đánh và đạp chị ta vào tường, xuống nền nhà mỗi lần lên cơn cực khoái và phóng tinh. Sau đó, chúng trở lại trạng thái bình thường, đĩnh đạc, không ai biết, đằng sau sự hào hoa thanh nhã kia, là những kẻ ẩn ức từ thế hệ trước, từ bao lâu trong lịch sử, mà sự ảnh hưởng lớn nhất chính là lớn lên không biết yêu từ đâu, không biết cách yêu thương và chia sẻ với con người, đồng loại. Cách chúng có được yêu thương là chiếm đoạt, là những tên ăn trộm hay những kẻ cướp mà nhà tù không phải những hàng rào hay song sắt mà chính là cõi tâm thần như những bóng đen, nhiều lỗ trống. Chúng bị bệnh mà không hay. Không dám đi đến bác sĩ. Không dám nói cho ai biết. Không dám nhìn mình trong vũng nước đái của bồn cầu. Không dám nhìn gì hết. Và dần dần đi vào vực thẳm trên những con đèo, những ngọn nủi lởm chởm. Thậm chí qua những cánh đồng hay dòng sông, chúng cũng không ngưng lại để tắm hay ngồi ngắm một buổi chiều. Chúng ghi hình ảnh của mình trên những cánh đồng hoa một cách vô nghĩa, nụ cười dành cho mọi người như nhau, giống nhau làm một.
Một ngày của chúng bận rộn và bận rộn. Mọi lúc mọi nơi. Đôi bàn tay chạm vào màn hình. Lúc ăn, lúc ngủ, lúc đi ỉa, lúc ngồi chờ nhau nhậu nhẹt. Lúc chúng cười đùa ha hả. Lúc chúng trên xe giữa những mùi hôi, mùi thối của những cái xịt bốc mùi. Trong những không gian khác biệt. Đôi tay của chúng không ngưng lại được. Chúng chạm vào sự ám thị, tị hiềm. Cái ác nảy sinh trong chốc lát mà chúng không hay. Chúng ngồi xuống viết ngay một bài thơ, một truyện ngắn. Chữ nghĩa nhảy múa chung quanh. Toàn những từ ghép lại. Không tình cảm, không chân thành. Không phải từ những trái tim bật máu, đầy tổn thương. Sự giả vờ khôn ngoan, hiểu biết, thành công. Sự giả vờ. Giả vờ lịch sự. Giả vờ biết điều.
Thi ca là một nạn nhân của chúng. Gì cũng thành thơ. Chưa bao giờ nàng thơ trở thành thứ hàng phổ biến đến thế, như một đồ chơi mà ai cũng có được, mua được, viết được từ những triết lý n xu, từ những ghép nhặt, ăn cắp chữ người này, ý của người kia. Không cần học hành vẫn cứ thành thơ, viết thơ ầm ầm. Đó là cách nhanh nhất để chúng bước vào phù hoa và ảo vọng, chúng thoát khỏi đời thường sự thật, chạy trốn những cơn mưa, những đôi bàn chân trên những cánh đồng nứt nẻ, những hạt phù sa cạn kiệt… Bước vào thế giới ấy, chúng càng bất lực, bất lực. Làm gì có tài năng, làm gì có khả năng làm việc như những kẻ chuyên nghiệp thực hành. Những gã trai phố huyện ra đường vênh vang, đánh lông nheo rồi cười thầm ta là anh hùng rơm, ta là kẻ khoác lác mà ai cũng theo.
Chúng tồn tại như thế trong một thế giới không thể thiếu như thời đại này. Thời đại các gía trị được nhìn thấy bằng một cái đưa đẩy của ngón tay trên màn hình, bằng một không gian mà ở đâu cũng kết nối được, thấy được. Rồi chúng tự hỏi, chúng có an toàn không ở thế giới ấy? Chúng rút lui, rụt cổ vào như những con rùa đè nặng mui trên lưng. Chúng không gánh vác nổi thời đại với tâm thế khuyết tật, yếu thế. Chúng không vượt lên trên được bản thân, mà nghĩ đó là tự do, tự do dành cho tất cả và trong vũng đầm không thoát ra được. Tự do chỉ có được khi có sự bình đẳng, độc lập. Và điều ấy chỉ tổn tại ở thế giới văn minh, hiểu biết và tri thức. Chúng không dám thừa nhận sự nghèo nàn của chính mình, từ tinh thần đến vật chất, mặc dù vật chất có khi ứ thừa. Ai cũng sở hữu những Iphone đời mới nhất, những xe hàng hiệu khủng nhất, những bộ cọ hàng chục nghìn đô cho quét cái mặt trở nên thánh thần trên màn hình.

bài đã đăng của như quỳnh de prelle


Từ Tạp Chí Da Màu . 31.10.2016






--------------------------------------------------





Ngồi rủng rỉnh đọc lại chừng 2 lần thì thấy rõ đó là một bài viết rất khó chịu vì đắng và chát và được viết bởi một tác giả phụ nữ .

Bằng câu dạo đầu dẫn dụ, cô tác giả đã vẽ một tấm tranh bầy nhầy dành cho những tay viết kiểu bầy nhầy ...

Vì : Cái ảo tưởng văn chương thi ca không phải thế là thế, là vậy . Trọng trách của văn chương và kẻ tạo ra nó là đủ sức gánh vác một trọng trách để không bị ' khuyết tật '


Thảm họa là sự sai lầm khi tưởng là cứ hoa dạng lá cành và chạy trốn sau những cái tên có nghĩa là đã và đang hoàn thành một lý tưởng - cho dẫu là nửa vời ....



2-




Ở Đâu

__________________________________________________ __________ 




Ở đây, có những buổi sáng khá lạnh và khi trời nhả sương mù thì càng lạnh hơn . 

Ở đây, trời đã gần sang đông , khi đổi giờ sang giờ muà đông thì cỡ 6 giờ đã nhòe nhoẹt bóng tối . Lớp học vừa chấm dứt đúng 10 giờ tối , vẫn còn một nhóm học viên còn ở lại, họ chụm đầu xúm nhau hí hoáy viết cái gì đó . 

Tôi sắp lại ngay ngắn mớ sách vở, quay lại hỏi họ : - Sao các cô cậu chưa về cho tôi tắt đèn ? Cẩn thận với sương mờ trên đường .... 

Những nụ môi trẻ tuổi ấy nở nhè nhẹ dưới ánh đèn néon . 

Cô học viên tóc vàng đến trước mặt tôi với cái phong bì màu trắng khá dầy cộm : 

- Thầy cầm đi - Đây là những gì chúng tôi đã quyên góp để giúp cho dân của xứ thầy vừa bị lụt lội . 


Chưa kịp nói gì thì họ đã quay đi ra bãi đậu xe . 


Tôi cũng quay đi . Bóng tối của khuôn viên và những cánh cửa lớp học tối lặng thinh mù mờ sau khung kính xe . Đang thấy sao mà mắt mình cay xè . Họ - Những người da trắng . Sao mà họ nghĩ đến quê hương của tôi ? 


Lái xe ở một thứ cảm xúc lạ kỳ , nghĩ đôi điều về những thằng quan lớn đang cùng ngôn ngữ , cùng màu da mà chúng tệ bạc ! 


đăng sơn.fr 
( Đôi dòng để cảm ơn những người có lòng ...... ) 











đăng sơn.fr









...








Aucun commentaire: