Ở một chỗ kia, có hôm cô trẻ tuổi viết như sau:
Tôi mạn phép giải thích ngôi thứ nhất.
Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả
Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện
Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
**
Đó là bài viết của một người rất trẻ tuổi khi nói về một vấn đề về chữ " Tôi " - Ở nơi mà chỉ vì những lý do rất đố kỵ riêng tư để dành giật một chỗ đứng mà có lắm kẻ ' già ' ưa thích cong quẹo và đánh đổ theo cung cách xuyên tạc của họ : Những cái Tôi này đả phá , đốn ngã những cái ' tôi ' khác .
Và người trẻ viết kia đã phải dụng ngữ để định nghĩa chủ từ TÔI và Nhân Vật .
Chúng ta hãy trầm lắng để cùng nhau nhìn lại những Cái Tôi rất chung và rất RIÊNG của mình :
Từ hàng chữ viết , ở đề mục nhật ký hoặc tùy bút , ta có thể dùng chữ " Mình " hoặc Tôi . Tôi đang vui, đang hoang mang hoặc đang buồn bã và cần dựa vào dòng chữ để diễn đạt tâm trạng đang có trong tâm hồn mình ( Tôi : Mình ! )
Từ hàng chữ , khi viết truyện , ta cũng có thể dùng ngôi thứ Nhất để dẫn chuyện .
Thí dụ :
1.
Lần Cuối .
Vượt những đầu đường , vượt qua những khúc đèn đỏ, tôi lao vùn vụt đến tìm em . Em nằm yên bất động trên giường bệnh viện, đôi mắt nhắm nghiền . Em không thấy tôi nhưng tôi thấy em , thấy em như lần nào ta đã đến bên nhau và mắt trong mắt .
Tôi nín câm , nắm nhẹ lấy bàn tay em . Bàn tay đang quá lạnh , lạnh hơn trời đang là muà đông bên ngoài kia .
Em ở ở đây không em ? Em có nghe tiếng tôi gọi tên em không , em ơi ?
Tôi đến muộn lắm rồi , phải không ? Điểm hẹn cuối cùng giữa em và tôi sao quá lặng thinh ?
2.
Gặp Nhau .
Anh !
Em thấy em nhẹ nhõm hơn bao giờ hết . Em không biết là mình đang ở đâu . Tất cả mọi thứ chung quanh em đang bay bỗn lạ kỳ ( thứ cảm giác mà chưa bao giờ em đã nếm !)
Bất chợt, nghe tiếng khóc bên đầu giường bệnh, em nhìn xuống , thấy anh gục mặt trên thân xác người con gái ấy . Anh khóc em đó sao ? Sao em thấy cái thi thể ấy lạ lùng quá ! Có phải đó là em ?
Từ vùng sương khói, em muốn bay sà xuống , ôm lấy anh, nâng khuôn mặt đang đầm đià ủy mị ấy và nói " em yêu anh " .
Nói xong 3 chữ ấy, em bay đi .
_______________________________________________________________________
Ở một trong những câu chuyện nào đó hoặc khi đọc dòng văn chương , những cái tôi đầy sự riêng biệt có khi cũng cần hóa biến mình để không còn giới tính ở một tâm trạng của chủ từ ' Tôi ' quái ác .
Tôi là tôi ( chủ quan và tư duy riêng )
Tôi cũng có thể là một nhân vật khác khi cần kể lại vài câu chuyện và dụng ngữ .
Chuyện của những cái " tôi ' ấy còn rất dài miễn là mình hiểu câu : Đọc để làm gì và viết để làm gì ( ! )
đăng sơn.fr
...
à suivre
.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire