dimanche 22 janvier 2017

( Sociolinguistics )

.











( Sociolinguistics )
< The study of language in relation to its social context
.








1
-
Tác giả Bùi Vĩnh Phúc ở bài tham khảo mang tựa đề ' Trên những đường bay của chữ ' đã viết một đoạn :

" ....


Trở lại với sự thảo luận về vấn đề từ ngữ. Trước hết, xin có một vài chia sẻ về vấn đề khái niệm mà tôi muốn đóng góp ở đây.
Thứ nhất là về những khái niệm "văn phạm" và "ngữ pháp". Đúng là trước 1975, đa số sách vở miền Nam dùng từ "văn phạm", chứ không dùng từ "ngữ pháp", để diễn tả khái niệm tương ứng "grammar" (trong tiếng Anh) và "grammaire" (trong tiếng Pháp). Hiện giờ, trong nước dùng từ "ngữ pháp", và, ngoài nước, trong đa số trường hợp, cũng dùng từ này. Sự khác biệt hay thay đổi ấy, theo tôi, không phải chỉ thuần là sự thay đổi từ ngữ. Mà nó chính là một sự thay đổi nội hàm của khái niệm.

Trước, có lẽ các cụ ta xem việc dạy "văn phạm" không những chỉ là dạy phép tắc đặt câu, cách phân biệt các từ loại và sự sử dụng chúng trong câu, v.v…. , mà còn là dạy luôn về các phép tắc để làm văn, viết câu sao cho hay, cho khéo, cho đẹp. Như thế, "văn phạm" như có vẻ muốn lấn sang phạm vi của Rhetoric ("art of using words in speaking or writing" –Thorndike Barnhart Comprehensive Desk Dictionary / "nghệ thuật dùng ngôn ngữ trong việc nói và viết"), trong đó có dính líu đến cả những nghệ thuật tu từ ("figures of speech"). "Phạm", trong nghĩa của từ "quy phạm" chẳng hạn, là để nói về "khuôn phép, cách thức" (Một nghĩa của"phạm", theo Đào Duy Anh, là "khuôn", là "phép tắc", và một nghĩa khác nữa là "khuôn bằng tre"). Tuy thế, cụ Đào không định nghĩa "văn phạm" hay "ngữ pháp" là gì, mà chỉ định nghĩa "văn pháp" là "quy luật để làm văn".

Còn cách sử dụng từ "ngữ pháp" bây giờ, cả ở trong lẫn ngoài nước, theo tôi, là sự giới hạn việc giảng dạy, như môn "Grammaire" và "Grammar" của tiếng Pháp và tiếng Anh, vào những khuôn phép, quy tắc đặt câu, hành từ, vào việc học biết về các từ loại và cách thức sử dụng chúng trong câu mà thôi. "Pháp", theo cụ Đào, là "phép tắc nhất định". Trong Hán-Việt Tự-Điển của Nguyễn Văn Khôn thì "phạm" cũng được định nghĩa là "khuôn bằng tre", còn "pháp" là "phép, khuôn phép". Cụ Nguyễn định nghĩa "văn phạm" là "mẹo luật làm văn", "văn pháp" là "phép làm văn"; còn "ngữ pháp" là "phép tắc của ngôn ngữ".

Với sự tiến bộ và phát triển của ngành ngữ học nhiều thập niên qua, kéo theo nó là sự phân ngành, chuyên biệt hoá trong các ngành, dạy "ngữ pháp" bây giờ, nói chung, trong sự hiểu biết của tôi, là dạy về các quy tắc căn bản của ngôn ngữ như đã nói. Người ta muốn tách riêng, và giới hạn, nó vào những công việc chính yếu như thế mà thôi. Còn những việc sâu xa hơn trong vấn đề nói và viết sao cho hay, cho khéo thì đã có những môn học khác, như đã đề cập ở trên, cũng trong lĩnh vực văn chương, bổ túc. Vậy, sự thay đổi từ "văn phạm" sang "ngữ pháp" là một sự thay đổi sâu xa cả về nội hàm của khái niệm, chứ không phải chỉ là về mặt từ ngữ...... "



2.
-



Sau khi đọc chậm rãi vào đoạn trích : " Trên Những Đường Bay của Chữ " , tôi thấy thú vị từ cách diễn dãi của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ .


 Có lẽ sẽ giữ lại nỗi thú vị ấy để còn điều mà viết .







đs.








Aucun commentaire: