jeudi 17 novembre 2016

** Chữ Nghĩa và ( những ) Biên Thùy

..









________________________________________________




Có phải vì tình cờ mà người ta đến với nhau như một sợi dây liên kết : Sự liên kết giữa những tác giả và người đọc ?

**
- Một người đọc tìm gì ở những tác giả khi đọc ở đâu đó ?
- Sau khi đọc xong trong một chốc lát tịnh yên , người đọc giữ lại điều gì ở một tác giả ?
- Và sự đồng cảm ( gắn bó ) với tư duy của tác giả ấy và người đọc ra sao ?
- ........................


Thời gian là điều quý báu - Để tiết kiệm điều đó, tôi nhớ lại vài lần trò chuyện với vài tác giả mà mình quý mến ở quá khứ .


*

 Với Trần Mộng Tú .

   Sau khi đọc thơ của chị ở đây đó ,  gửi một cái thư ngắn cho chị để tâm tình rất ngắn .

 Chỉ một vài ngày sau , chị trả lời thư , giản dị :  Sao chị không tìm vào được ở cái Wed mà em viết ?   Khi nào có dịp ghé Sít Tồ, hay đến uống trà và ngắm mưa nơi đây cùng nhà thơ già này, nhé ....


         Seatle có nhiều mưa . Có lẽ vì thế mà ở đó  có người hay làm thơ  đăng báo khi nhớ về quê nhà ?

 Ở vài lá thư , tôi trách chị là tại sao lại nói mình là một nhà thơ ' Già ' ! Và đã ầm ừ rồi trốn biệt vì vài lẽ đơn giản nếu sang thăm chị .

Chẳng lẽ khi chị hỏi : - Em đã viết gì ? Và nghiệp văn chương ra sao ?


   Có vài cách để trả lời, nếu nhà thơ , nhà văn xa xứ hỏi như thế :


1 - Bẻn lẽn để cúi gầm mặt và ra vẻ mặc cảm :

    - Em mà viết lách cái gì chứ ! Không nổi tiếng như chị đâu . Thôi mà ! Mình nói chuyện khác đi, nói chuyện trời mưa, trời nắng đ ngày qua ngày .


2 -  Tự ái và cơn hợm hĩnh nổi lên để  ' Tạo Dáng " :

     - Mèn ơi !     Tôi đã viết từ SG thời 1973 - 1974 đến nay . Tôi viết ở Văn , ở Văn Nghệ Tiền Phong thời mà  ông NNN mới vào viết , ở Tiểu Thuyết Nguyệt San và Phụ nữ Diễn Đàn qua vài cái bút hiệu khác nhau .......



3.   

 Cách thứ  3 này là im hơi, lặng tiếng và trốn luôn vì viện cớ sinh kế - Có thực mới vực được Đạo .




* Với Nguyễn Xuân Hoàng - Văn Magazine.


     Mua báo dài hạn của Văn  . Lúc nhận được lúc không vì có lẽ ông Mai Thảo khi đi taxi mang chồng báo ra bưu điện gửi đã làm vài tờ lọt xuống  lề đường .... !


 Đã viết thư đòi , rồi có khi  toà soạn gửi cho 2 quyển trùng nhau trong vòng  một tháng ! Lại tốn tiền viết thư báo cáo ở cái thời chưa có internet . Cô thư ký toà soạn , bà nhà của ông Nguyễn Xuân Hoàng ,  lại than  là tại bị  mất trí nhớ và quá bừa bộn công việc . Than thấy mà tội, thấy mà thương và thương không phải dễ .

 Chưa thấy mặt hai ông nhà văn Mai Thảo và cái ông Nguyễn Xuân Hoàng ra làm sao mặc dù ông Mai Thảo ngày ấy hay ghé Đêm Màu Hồng có cha mình chơi nhạc hàng đêm . Chỉ thấy ông viết văn và lãng tử khi uống rượu và bềnh bồng để viết ....



 Còn ông Nguyễn Xuân Hoàng ấy là ai ?


 Chỉ nhớ là  ở ngoài vườn một bữa  họp mặt ở đất Pháp , bà chị bạn đã có thời đi dạy  học đã tình cờ nói về văn chương Pháp , bà chị ít khi đọc văn Việt Nam , bàn về chuyện thời sự lẩm cẩm của giới viết văn người tây, tình cờ nhắc đến vài nhà văn của  đất Việt có tên của  cái ông Hoàng  ( Hai người là nhà giáo, bạn của nhau ,  chấm thi ở thời Đà Lạt ... )

 Bà chị sau khi  rõ chuyện ,  ngậm ngùi :

- Nếu có liên lạc với hắn , nói là chị Loan  dạy Pháp Văn thời đó , gửi lời thăm . Lâu rồi không gặp .


 Dạ chị !

 Hứa thì phải giữ lời để viết từ mail lời nhắn . Hậu sinh thì phải  gọi ông là Chú , xưng là cháu .


 Ông trả lời :


'' Hãy gọi  anh là ' Anh ' - Tại sao là chú cháu  ?



...




 Cách xưng hô của người mình khó thật !

  Khó ở  chỗ một biên thùy chạm ngõ . Với Mai Thảo , Nguyễn Xuân Hoàng là  người đàn em chân tình ở điều muốn tiếp tục giữ tờ Văn khi MT mất đi và vẫn một lòng thuỷ chung ...


       Kẻ chung tình, chung thủy ấy hẹn gặp tôi - kẻ  hậu sinh  ở Paris vào một ngày trời nắng khi có dịp  ghé thăm con gái nhưng ..... Lần hẹn ước ấy không thể có .


 Vì ......


        ( Ta không thể hẹn nhau ở một biên thùy  sau khi chết )











 đăng sơn.fr






...




























ct.
_______________________
đang viết cho những bậc thầy về văn chương ....... 2016 tháng trời lạnh .....











Aucun commentaire: