dimanche 2 octobre 2016

.... VIẾT

.











VIẾT -






Anh viết :


Theo FB Tuấn Khanh"".... 

Theo FB Tuấn Khanh
Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.

Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được nói, bình luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly trong đêm diễn này .

Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là gần hết giới báo chí Việt Nam cũng đã ngoan ngoãn tuân lệnh. Thói quen chấp nhận sự kiểm duyệt gần nửa thế kỷ - tính từ sau tháng 4-1975 - khiến cái gọi là quyền lực thứ tư của một quốc gia đã biến thành một đám học trò nhỏ, chỉ còn biết giương mắt vô thanh nhìn đời. Cũng ngay trong thời gian đó, báo giới Việt Nam rầm rộ ra vẻ phẫn nộ, viết về chuyện những người bán vé số bị phạt tiền vì lỡ bán vé số ngoại tỉnh. Thế nhưng họ không nhận ra, hay không dám nhận ra rằng, cấm nói về một buổi diễn được phép, cũng không khác gì cấm bán vé số hợp pháp trên quê hương mình.

Tôi tự hỏi, không biết bà Khánh Ly có biết chuyện này hay không. Và nếu biết, bà sẽ nghĩ gì? Năm 2015, khi được hỏi rằng nếu không được hát ở Sài Gòn, bà có buồn không – Khánh Ly từng cười, lắc đầu, nói rằng “khán giả ở mọi nơi, em à”. Quả đúng là con người ở đâu cũng vậy, văn hóa ở đâu cũng vậy. Nhưng với người cộng sản với sự thù ghét tự do thâm căn cố đế trong tim họ, thì không phải ở đâu cũng vậy.

Kiểm duyệt Khánh Ly chỉ là câu chuyện nhỏ của những điều ngang trái vẫn hiện ra trên đất nước này, tựa lời nguyền Bloody Mary trong gương – như lời nhắc rằng cuộc sống bình yên chỉ là ảo tưởng, bởi địa ngục là một điều có thật.

Ít có ai nhận ra rằng kiểm duyệt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã quen thuộc, đã trở thành như máu thịt. Mỗi một người làm báo đều có sẳn một mạch máu hình thắt cổ chai từ trái tim đến não. Khó mà đếm được có bao nhiêu người sống bằng nghề viết đã bật ra một ý tưởng thơ mộng hay tự do từ trái tim, nhưng đã tự bóp chết nó khi được dẫn lên đến não. Và rồi con chữ hay ý nghĩa viết ra đã bị cắt mất, tật nguyền và nhạt nhẽo như chính cuộc đời của họ.

Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.

Có lần, khi còn được ngồi cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn, ông than thở rằng một bài hát của ông bị kiểm duyệt ở Sở văn hóa thông tin thành phố, chữ “phu quân” trong vần điệu một người nữ hát về chồng mình, bị bắt phải thay bằng chữ khác. “Họ nói ‘phu quân’ có thể ám chỉ đến lính VNCH”, nhạc sĩ Thanh Sơn kể. Tôi không biết về sau thì ông có phải cam lòng thay chữ ấy hay không, nhưng lúc đó, tôi chỉ có thể nói với ông rằng khi những người cộng sản kiểm duyệt, giống như họ tự đọc lời nguyền Bloody Mary, tự mở cửa địa ngục và chỉ còn nhìn thấy thế gian này bằng sự tăm tối trong trái tim họ, chứ không bằng ánh mắt con người.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có lần kể rằng ông có bài hát về mẹ. Người mẹ đó ngồi trước biển nhớ con, mong con về. Ấy vậy mà ông từng bị chất vấn rằng có phải viết bài hát ấy có ý dành cho những người đi vượt biên hay không.

Kiểm duyệt như một con quái vật. Sự chịu đựng và cố vặn vẹo mình để có thể sống được trong thế giới kiểm duyệt, đã nuôi lớn con quái vật ấy. Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.

Chẳng lẽ tất cả những người cầm bút, tất cả những con người được học tiếng Việt, tiếng Anh và sắp tới và tiếng Hán… không ai nhận ra rằng con quái vật kiểm duyệt suy nghĩ và hành động trong xã hội này đã lớn đến mức nào? Khó mà đong đo được, nhưng có thể nhìn thấy rõ nhất là con quái vật đó ăn tươi nuốt sống nhân cách và linh hồn của không ít người, khiến khi họ thể hiện đã có thể thấy ngay đó là những người Việt xã hội chủ nghĩa hèn hạ và vô liêm sỉ.

Khi một tay công an mặc thường phục, không xuất trình thẻ ngành, hành động như một tên đầu gấu ngõ chợ tấn công các phóng viên ở huyện Đông Anh, điều thấy được là toàn bộ hệ thống quyền lực thứ tư ở Việt Nam đã như hú lên những tiếng kêu đau thương cho số phận của mình, chứ không giống như sự phản ứng của một nền báo chí có đủ ý chí lẽ thường . Ngay cả khi Công an quận Tây Hồ nói ngược nói xuôi, bẻ cong cả không gian và thời gian mà không cần bất kỳ một chứng minh vật lý nào, báo chí Việt Nam cũng chỉ yếu ớt phản ứng và dè chừng. Chấp nhận kiểm duyệt thái độ sống bình thường và quen sợ hãi trong bầu không khí kiểm duyệt, đã làm nhu nhược trí thức Việt Nam và báo chí Việt Nam một cách quặn đau.

Ngày 27 tháng 9/2016, có hơn 500 người dân đi nộp đơn đòi công lý từ thiệt hại bởi nhà máy Formosa – một câu chuyện của công lý và sự thật rất đỗi bình thường trên đất nước này nhưng trong nhiều ngày liền, sự kiện lịch sử đó vẫn là một khoảng trống bao la trên các trang báo. Bạn hãy tự hỏi xem, một vài phóng viên bị đánh mà giới báo chí còn đau yếu như vậy, thì làm sao cái gọi là quyền lực thứ tư của Việt Nam có đủ sức mạnh và lòng tự trọng để nói về 500 đồng bào mình đang khắc khoải với tương lai?

Những điều bình thường và đúng với Hiến pháp Việt Nam, mà con người Việt Nam hôm nay vẫn không dám gọi đúng tên, mô tả đúng việc thì mai sau, tinh thần và nguyên khí của dân tộc trong chế độ này sẽ tật nguyền đến mức nào? Bao nhiêu con chữ của câu hỏi này, xin được đánh từng ấy tiếng vào tiếng trống Đăng Vân để kêu oan cho số phận của dân tộc này vậy.

Ngày 5/3/1969, để đòi chính quyền miền Nam Việt Nam phải bãi bỏ chính sách với kiểm duyệt xuất bản, đã có hơn 100 nhà văn, dịch thuật, biên khảo, phê bình… cùng ký tên, trong đó có phần ghi rằng “kinh nghiệm từ nhà nước Cộng sản Tiệp Khắc đã cho thấy rằng sự cấm đoán, bưng bít, không bao giờ giải quyết được một vấn đề, mà chỉ làm cho vấn để ấy trầm trọng thêm đến một mức độ tai hại nhất…” Bản đồng ký tên này, có Sơn Nam, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Cung Tiến...

Tôi đang tự hỏi – hay tự mình mơ - về một 100 nhà báo ăn lương nhà nước cùng ký tên để phản đối công an nói riêng, và chính quyền nói chung hành xử tàn bạo với nghề làm báo. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ để nhớ về quá khứ, nơi nhân dân bị xét là phải sống trong một chế độ đồi trụy và tay sai, nhưng chứng cứ cho thấy họ vẫn rất lành lặn về tinh thần và nhân cách.

Mọi thứ không đơn giản như bạn thấy. Hãy nhìn lại cách kiểm duyệt Khánh Ly, cách cấm bán vé số ngoại tỉnh, cách thay đổi và mài giũa chữ nghĩa để phục vụ… và cả những cách mà chúng ta quen dần giả lơ, từ chối sự thật, quen tự cắt gọt mình để nằm vừa trong sự chiếc quan tài kiểm duyệt mỗi ngày. Hãy nghĩ, cho bạn và chính con cái của bạn.

Chắc rồi có lúc bạn sẽ nhận ra, tôi hy vọng vậy. Chúng ta hay truyền thông trên đất nước này, cũng giống như những người bán vé số sợ hãi, chỉ còn quẩn quanh với niềm hy vọng nhỏ nhoi ở nơi mình đang sống, chứ không dám chạm vào hay cầm giữ một niềm hy vọng nào xa hơn lằn ranh mà người ta đã vạch sẳn cho mình. Trái tim cùa quyền lực thứ Tư thoi thóp đập trong một thân thể cường tráng. Trái tim đau bệnh, mòn mỏi bởi những lằn ranh. 















__________________________________________________ _______________________________






Anh Nhạc Sĩ !




Tôi nghĩ khi viết bài ở trên , có lẽ chỗ bà KL ấy và anh là chỗ thân tình ( Nhạc sĩ và Ca sĩ )


KL không phải là thần tượng của riêng tôi vì tôi biết rõ bà ta trước thời 1975 và cha tôi là một nhạc sĩ chơi nhạc ở phòng trà mang tên Tự Do ở con đường Tự Do mà nay là Đồng Khởi với bao chán chường .

Khi KL hát nhạc của TNS ở khuôn viên đại học thì cha tôi đã ngưỡng mộ khi chạy về nhà , gắn cuốn băng K7 và chum chủm nghe ngày, nghe đêm . Cha tôi nói : Nhạc Phản Chiến của TCS viết như Joan Baez *.



* - Joan Baez (née Joan Chandos Baez ; se prononce en français /ʒɔn bɛz/, en anglais /dʒoʊn baiɛz/) est une chanteuse américaine de musique folk, née à New York le 9 janvier 1941.

Joan Baez est l'une des voix des années 1960 et 1970. Cette soprano, souvent surnommée « la reine du folk », « la madone des pauvres gens », impose Bob Dylan et ses chansons au public américain ainsi qu'au monde entier. Elle chante des ballades anglo-irlandaises adaptées en folk américain au gospel. Son titre le plus connu en France est Here's to you, sorti en 1971. Très présente sur les scènes mondiales, elle participe à des événements musicaux tels le Festival de folk de Newport, le festival de Woodstock, ou encore le Live Aid de 1985.

Soucieuse de son rôle d'artiste engagée à délivrer un message de paix et de liberté, contre la guerre et l'injustice sociale, elle est notamment une amie et supportrice du pasteur Martin Luther King, elle multiplie les apparitions sur toute la planète. On peut citer les marches pour les droits civiques sur Washington, les manifestations antiségrégationnistes de l'Alabama, ou encore la visite de camp de prisonniers de guerre américains sous le feu des bombardements pendant la guerre du Viêt Nam.


.

...


.

Đọc, thấy anh nhắc đến sự Kiểm Duyệt, tôi phát xấu hổ < Nhất là khi anh viết câu Quyền Lực thứ Tư - Báo Chí -


Ngày xưa , ở báo Chính Luận có những trang báo đen ngòm vì sự kiểm duyệt khi chống tham nhũng .


Ngày xưa , lựu đạn cay ở bài hát của Bob Dylan và cô ca sĩ Mỹ về thăm HN và phản chiến .


Ngày xưa ....

Ngày 1 tháng 5 - 1975 khi dép râu và nón cối kéo xe tăng về SG , trước dinh Độc Lập , tắt cái đài phát thanh đang hát bài Nối Vòng Tay Lớn , cha tôi mắt bừng sáng , quay nhìn thằng con trai :

- Hòa bình rồi đó con trai - Ta sẽ yên lành .



Ngày xưa - 20 tháng 4 - 1975 . Phạm Duy đi với Duy Quang lại nhà cha tôi để vội vã lấy tranh cưa lọng mà cha con tôi đã hì hục ngày đêm với cái tên : Vinh Quang Bái Tổ Về Làng . Và 2 cha con họ lặn m
t , chạy đào tẩu như NVT , như NCK .



Nhục !



__________________________________________________ _____________




Ngày ấy . KL và những kẻ chạy nhanh hơn những con vịt .


Ngày ấy , dân bắt đầu nếm mùi CS và cha tôi biết mình bị LẦM .Và cha tôi lên tiếng chống họ . Họ mời cha vào văn phòng ủy ban nhân dân để ' Làm Việc '

Về nhà, cha thấm và mất đi sau 7 tháng nếm mùi hôi thối . Tôi được bầu làm tổ trưởng ban Văn Hóa của phường khóm và bị đi họp ngày đêm



< Ông bà , ba má tôi ơi !


Chúng , chúng ngồi chểm chệ , quấn thuốc rê và co chân trên ghế khi giảng huấn :


Ngụy quân - Ngụy Quyền và cuộc chiến thắng chống Mỹ . Chúng - Con cháu của Bác đã giảng gì khi viết còn sai chính tả trên cái bảng đen ?

Kha kha !


Nản chí !

Tôi tìm cách khác để phải làm KHÁC chúng .


Chúng ra lệnh đi từng nhà để làm thống kê từng con gà, con heo nuổi kiểu '' Chỉ Thị " của dân phố trong từng nhà . Nghe tiếng en ét , tiếng cục tác ở vài nhà, tôi lờ đi, đánh dấu con số 0 trên cái bảng thống kê bẩn nham nháp ấy .


Mỗi tuần ở tổ dân phố đều có buổi họp , nào là tổ phụ nữ , nào là tổ thanh niên xung phong .... Dân tổ lèo tèo đi họp vì chán ngấy và tôi bị khiển trách nặng nề .



Má tôi ơi !


Tổi nổi khùng lên, làm dữ :

- Bà con đừng giỡn mặt vói nhà nước nha bà con . Đừng thấy thằng này hiền và bao che bà con rồi dở chứng ha !



Thế là đâu vào đấy và tôi được yên thân còm, Ai nghe nhạc vàng , nhạc Ngụy cứ nghe, tôi bị ĐIẾC và chả tố ai theo chỉ thị của chúng .



...

Chúng là AI ?

Chúng mệnh danh là những kẻ thắng cuộc vì Mỹ bỏ rơi VNCH ?

Chúng nhố nhăng với cái đồng hồ 2 cửa sổ , với cái đài, với những bó rau muống bị rửa ở hầm cầu . Chúng nhe hàm răng cáu bẩn từ cái nồi ngồi trên cái cốc .


Thời đó, chúng chưa có danh từ Đại Gia như TXT , như lão Trọng Lú và chúng chưa có cơ hội chuyển tài khoản ra ngoại quốc như ngày nay .


Chúng chưa biết thanh trừng nhau ....


Chúng từ trong rừng ra như những con khỉ cụt đuôi . Chúng xám mặt , hoa mắt với cái thành phố vừa bị đổi tên .


Chúng sáng tác những cái tên bịa và không hiểu câu : Không có gì quý hơn độc lập tự do .


Chúng nhại lời lãnh tụ thân Tàu : Trồng cây và trồng NGƯỜI để người xuống hàng chó ngựa - XHCN

Chúng chưa hiểu thế nào là XHCN và chỉ như những con VẸT !



Bây giờ . 2015 - 2016 chúng hiện đại hơn khi mở cửa và nảy sinh ra những NTD . TĐQ và những thằng quan lớn như TXT và nảy sinh ra những kẻ như Gió .


Ôi !







Trở lại đề tài Quyền Lực thứ 4 của anh . Anh viết như thế , những quan lớn không hiểu đâu vì chúng đã mù lòa trước danh vọng và quyền lực khi đang vơ và vét . Vét cho sông cạn, núi mòn .



Ở Paris này, con quan lớn ( Con nhóc 21 tuổi ) vào của hàng Hermès , thẩy cái card Master để mua cái ví da giá 4.550 âu kim và híp mắt, con bé này ghi danh vào đại học và chẳng học cái chi !


Nó sẽ trở thành vị tiến sĩ thứ 15001 của quê mình và tiếp tay đào thoát tài sản cho cha mẹ nó .... 











2.

Mặt Trận <



__________________________________________________ __________




Cái tên Mặt Trận nghe nặng mùi khói súng bom đạn , phải không anh ?




Đây là mặt trận :



Sang USA, tôi đã gặp lại những tên hèn mang tên VỊT BẦU - Thấy chúng còng lưng trước những tưóng ta đã chạy như Vịt và xưng hô với nhau là Thầy, là đại ca với cái cúi đầu tôn nghiêm .


Kha Kha .


( Khi nào thì dân Việt mình học được 20 % tinh thần hiệp sĩ đạo của cân Nhật Bản ?


Hèn chi USA đã giết TT họ Ngô .


Hèn chi ...

Hèn chi bên này , người ta có cái tục lệ xúm xít trước mấy nhà hát để biểu tình chống văn công CS theo kiểu về hùa .

Cứ thấy ông hoàng nhạc Việt là nổi máu muốn dập .


Ai đã phong chức cho ĐVH ấy là ông HOÀNG ?


Báo nào ở SG phong thánh ?






Hắn chỉ như con chuột ngồi lẻ loi ở đêm nhạc do băng Asa tổ chức sinh nhật cho Phạm Khải Tuấn ( tác giả Trái tim bên lề )

Tội !


Chẳng thấy ai mời hắn lên hát nửa bài . Tôi thấy chỉ có Tuấn Vũ rời sân diễn xuống ôm hôn hắn !


Tội !


Thời ấy , Vẹm TP chưa mò sang Cali - Nếu không thì cũng ngồi một đống như hắn mà thôi .


Làm sao mà chen chân ? Làm sao mà ca ngợi những tiếng hát vẫn một lòng trung với đảng và bọn lạm quyền ?




Làm gì có quyền lực thứ 4 ở xứ mình, anh ?



Xin anh !

Tôi không nằm mơ .










đăng sơn.fr





.

Aucun commentaire: