dimanche 31 août 2014

** BóngTối



*

























 BT -




    Mỗi lần đi đâu nghe nhạc , tôi ghét nhất là nghe nhạc với ánh đèn néon nhạt nhẽo sáng rực .


    Khi làm việc thì dưới ánh néon , ta thấy rõ . Khi vào một quán ăn , đèn néon làm những món đồ ăn nhạt phèo cho dù là đầu bếp cừ khôi .



*

     Em và tôi , chúng mình yêu ánh mặt trời buổi sáng .

    Buổi sáng thức dậy, đứng ở ban công hứng gió , nhìn mặt trời thức dậy trên mặt biển, thứ ánh sáng nhẹ nhàng, long lanh như mùi cà phê đang nhỏ giọt và em . Em đang hong tóc, em nhìn tôi với thứ ánh sáng mới tinh để chúng ta bắt đầu một buổi sáng .


     Mỗi người đều có cho mình mỗi cách thức để bắt đầu một ngày . Ở ngày nghĩ, rãnh rỗi, tôi thức sớm , nhìn em.  Tôi  không bắt chước những đoạn phim tình để cúi xuống hôn trên má em hoặc trên vùng tóc rối ( tôi để em ngủ ngon , biết đâu em đang xem cuốn phim tình ái nào đó trong cơn mơ .... )


      Khi em trở mình, tỉnh thức, là lúc tôi đứng ở ban công nghe tiếng sóng biển rì rào . Không quay lại nhưng tôi biết ánh mắt em đang đậu trên vai áo tôi, tôi ngửi thấy mùi tóc, mùi thân thể em .


      Tôi thích hà tiện những lời nói để không hỏi " Em ngủ ngon không ? " Ngủ ngon, ngủ đẹp hay không không phải là vấn đề . Em thức dậy, em có tôi ở sáng sớm - Là đủ -


     Cà phê đã pha sẵn , em đừng mở radio nghe tin tức vì tôi sợ những bản tin về bạo động, chiến tranh chém giết ....   Chúng mình biết chúng mình cần gì để tặng mình một ngày đẹp với nắng lên cao .


    Ở dưới kia, cặp tình nhân đã thức dậy sớm đi dạo trên bãi cát . Bàn tay trong bàn tay, bàn chân dẫm trên cát .Ngoài xa kia , còn lắp ló ánh đèn của những tàu đánh cá về bến . Tôi cười với em khi hình dung cái giỏ đi chợ của em và câu em hỏi " anh thích ăn món cá gì ? "


   Rời nụ cười, quay lại, dụi mũi vào vùng tóc em, thèm nghe tiếng " ư ư " nho nhỏ của em . Kiểu ư ư như một chữ ký từ ngày mình bên nhau .


   Ư của một đêm khuya kia . Ư khi mưa kéo về trên tàng lá giữa phố và tôi nghĩ đến những nụ hôn trên  vùng cổ em .    Tôi đã rời cái  ư ư quen thuộc ấy vì tôi sợ tôi không đủ sức cầm lòng ở giữa hàng mưa trên cánh dù .


   Thôi Nhỏ - Đàn bà ơi, đừng ư nữa ở buổi sáng này . Ngồi vào bàn , chậm rãi pha mấy giọt sữa vào cà phê của em và ngồi nhìn tôi lật vài trang tạp chí . Tôi chọn bài nói về đàn bà và tình yêu để có chuyện kể cho em nghe khi mình lái xe ra phố chút nữa . Tôi sẽ chọn mẫu chuyện buồn cười nhất để đón lấy tiếng hơ hơ hi hi nào đó .


    Dường như tôi đã học cách thức khi tôi yêu em . Hình như em cũng đã có cái thói quen nói rất ít khi nhìn tôi đọc sách . Em nhẹ nhàng rời chỗ ngồi , đến máy mở nhạc nhẹ, tôi biết cái playlist của em có những khúc giao hưởng dương cầm hiền lành .

   Nhạc trải dài, thênh thang ,tôi nâng ly  cà phê sữa của em  nhấp ké một ngụm để  nhăn mặt vì em  uống ngọt . Ngọt thì cà phê sẽ mất vị arôme .


 - Mặc kệ em .



   Biết rồi - Không mặc kệ thì tôi làm gì được em chứ ?

     

**



   -  Mình đi đâu , anh ?


    Em mở tủ , chọn màu quần, màu áo . Đôi mắt em có mấy câu hỏi thầm :


  - Bữa nay có chụp ảnh không ?  


 Rồi em hỏi, nữa :


  - Chụp tui đẹp ha ? Chụp tui mặc áo hở  chút ngực.... ?



  Tôi làm mặt nghiêm, tôi lắc đầu . Và em hiểu để ăn mặc kín đáo khi em đi bên tôi . Em đã ngừng trách móc là tôi độc tài khi không thích em mặc áo kiểu lộ liễu .


   -   Bộ ông muốn tui như mấy bà Ả Rập chùm khăn kín mít ?


  - Em nè, nè . Tôi không theo đạo hồi giáo . Nhưng .....


- Lại nói kiểu bỏ lửng . Thấy ghét !


    Đứng ngó em đang sịt chút nước hoa của Chanel lên cổ áo, tôi sực cười nhớ lại tấm ảnh chân dung của cái bà già lựu đạn ấy với cuốn phim ở tv vừa chiếu . Ơi trời ! Người đàn bà đẹp  không cần phải trang điểm  rực người , không cần sức nhiều nước hoa thì mới là đẹp .


    Tôi giữ lại ý nghĩ về cái đẹp để dắt em đi dạo . Tôi thích ngắm ánh mắt em dạo chơi ở những cửa hàng, những cửa kính đủ sắc thái khiêu dụ và tôi ngờ ngợ sợ hãi khi em ngừng lại lâu trước những tiệm nữ trang . Ôi ! Đàn bà và tất cả những cám dỗ .



    Xe rời phố, loanh quanh ở những con đường dẫn đến những cửa làng mạc , ở những chỗ không quá nhộn nhịp để tôi có thể tìm những thứ ánh sáng cần thiết . Trời nếu muốn nắng thì nắng, trời làm mưa thì cứ mưa , tôi có cách của mình, tôi có thể nhờ cánh vai của em khi muốn chụp thử một kiểu khác biệt những tấm ảnh đã chụp .

    Những ngón tay em, vòng eo của em, bàn chân cởi giầy để chần của em trên mặt suối cũng là những thứ mà người chụp ảnh cần . Miễn là em kiên nhẫn chờ tôi chỉnh máy ....




     Chúng mình đã tháo  hai cái đồng hồ đeo tay, đã cúp hai cái phones để chẳng bị thời gian và ai đó làm phiền .


    Thiên hạ đang nhao nháo với tấm bảng quảng cáo của hãng Trái Táo về cái Iphone sắp sửa ra đời thì kệ họ .


    Em và tôi . Mình không bao giờ là họ .



   Tôi có em ở bàn ghế, ở góc tường của một quán nước để đèn ấm áp . Tôi chìm say trong ánh mắt em .


   Chìm lĩm như khi mắt tôi tìm em ở vùng vai trần khi mình  về nhà, đứng cạnh nhau ở ban công và cùng ngắm hoàng hôn .


    Tôi ngửi mùi tóc, tôi nói riêng với rừng tóc đàn bà :   Anh mê thứ bóng tối nơi em .


   Trong bóng tối đang đậm hơn ấy, có tiếng em thở, tôi lại nghe tiếng ư ư . Nho nhỏ ....










      đăng sơn.fr







ThángChínNơiChúngMình







.
















ThángChíncủaMưaNơi C h ú n g M ì n h













1 -



5 giờ sáng
Nhìn vào tờ lịch treo tường .

Ngày đầu tiên của tháng chín , nói như thế là đã sắp vào mùa thu . Mưa vừa rơi, nhỏ nhẹ, hơi lạnh bám vào những kẽ lá . Ngày tháng vùn vụt trôi như khi em đến và em đi .

Em đi đâu - giữa những cơn mưa nơi tôi ?

Làm cách nào để giữ em lại chứ ( ? )






GIỮEMLẠIởmùaMưa .



Ngày mưa rơi em , áo trắng
Ngang cổng trường mỗi sáng
Lòng chừng như mình quạnh vắng
Hồng môi ai ngỡ hồng môi ai


Em nghiêng tóc làm điệu
Tôi vỡ lòng đi tìm chữ
Viết thử một bài thơ
Dấu kín nỗi bơ vơ


Ngày rơi mưa
Buổi tối thừa
Thừa điều muốn nói
Nợ nhau buổi đón đưa
-

    Nói vậy thôi , làm thơ  như vậy không phải là thơ , tiết tấu sai nhịp điệu ,  ý tứ lủng củng như thằng bé đua đòi học chuyện người lớn .


     Người lớn ấy là em và tôi .

     Có lắm khi , tôi đến tìm em , ngón tay run khi bấm vào nút chuông ( Giống hình ảnh anh chàng trong phim bộ Lan và Điệp thời nào ấy , nàng đi tu, nàng cắt dây chuông - và từ đó, người ta leo nhẻo sáng tác nhạc kiểu Lan và Điệp )




      Ngôn từ của tôi không phải là LanĐiệp . Ở những quyển sách tôi mang về từ thư viện có câu " Suit l'amour, l'amour fuit "


    Tôi ấp úng biện luận kiểu ngờ nghệch : Tôi không chạy theo tình, tôi theo em mà thôi . Theo em ở gót chân trên con phố buổi chiều . Nhẹ nhàng mà theo .



    Con dốc nhỏ đưa em về phố
    Cơn mưa nhỏ xíu chỉ đủ em
    Con phố buồn buồn giữa lọn tóc
    Còn chút nào để nói chuyện tình yêu - ? -




   Trời ạ - Tôi lại lẻo nhẽo như bao gã nhà thơ kia rên rỉ chuyện tình yêu !


   Tình ái là cái gì vậy , em ?


   Có phải là dòng chữ vụng về nhỏ nhít trên tập vở ?

  Có phải là ánh mắt em nhìn tôi như chế riễu để tôi thấy mình chập chững . ?  
 Thôi mà , thà là như thế khi tôi viết bằng màu mực tím gửi cho em .


   Thời đại  bây giờ, người ta làm quen nhau, viết thư tình cho nhau ở FB . Họ viết nhanh lắm bằng phím chữ và họ nghĩ là mình rất xúc cảm .



      Tôi theo em , viết bằng cây bút cũ kỹ cộc kệch . Viết như những ngày thèm có mưa để làm mềm trái tim em .




   Mềm nhau một buổi mưa rơi
   Con đường về ướt nụ cười mang theo
     Theo người ướt hạt mưa reo
   Người đừng ngoảnh mặt mỗi chiều tôi theo .




 đăng sơn.fr  
 

 








 .    

ChẳnglẽthêmbàithơMƯA

.



 
  
  
  TÊN CỦA MỘT CƠN MƯA 
mưa đã trở lại sau những ngày nắng đẹp
em rồi đi thả lại đây nỗi nhớ nhung
từ ngày ấy mình đã chung đường
ngày ấy của từng nỗi vui trên từng dấu yêu thương

mưa rơi,mưa rơi buồn tênh
anh ở lại đây gọi tên
 em , v
à gọi cả tên mưa từng tiếng
mưa làm gì có tên ?
mưa đã âm thầm như vết chân em

mưa ,để rơi trong anh từng lời gọi
gọi em,gọi em
mưa buồn và mưa khóc
và anh...
 



đăng sơn.fr




KẺTRỘMMƯA





tôi trèo vào khu vườn em
buổi sáng mưa rơi nhiều
cây thông già sũng nước
ngoài ô cửa nhà em



tôi trèo vào face book
tôi trộm bài thơ êm
cài lên khung cửa sổ
để thấy mình có duyên

duyên như ngày em áo tím
duyên như một tiếng cầu hôn .




đăng sơn.fr
FaceB ở ngày mưa rơi .








.....


 Chẳng lẽ tôi gọi em bằng Mưa - chị Mưa
Em đón đường tôi mỗi trưa
Em đến không hò hẹn
Em tan loãng vào mưa



 Chẳng lẽ tôi nhớ nhung em đến thế
Chẳng lẽ tôi đi tìm  em giữa phố ?


 Thôi thì - Gọi tạm em là mưa

 Ừ - thì mưa rơi .


________________________________________

ChẳnglẽthêmbàithơMƯA

 nguyễntrườngan - Paris


.


1000 b à i h á t Mưa

_____________________
 N.DuyToàn



 Thêm em vào giữa hạt mưa
 Để tôi ngơ ngẩn cho vừa lòng em

Thêm em một khúc hát chiều
Khi ngang ô cửa đủ mềm tình nhau -







dangson.fr











ƯớtNhauỞMỗiCơnMưa







Lụt em vì những cơn mưa

Hình như ai đó cũng vừa hỏi thăm

Thăm chừng lỡ ướt vì nhau
Mấy ngày mưa lũ để thầm nhớ nhau .







đăng sơn.fr








NhưNGÀYEM 16




Che d
ù em đi học
Đội nắng thèm cơn mưa
Ơi ! Tình em hồi hộp
Nhịp môi nhũn buổi trưa


đăng sơn.fr









NỖI NHỚ MÊNH MANG




dường trở lại mùa Hạ chiều năm ấy
mặt trời buồn, rơi xuống những giọt sương
tay níu tay, bấm chặc nhau, thầm gọi
mình còn nhau hay mai sẽ dư hương
*
gắn hàn lại kỷ niệm trong giấc ngủ
nghe sóng sầu theo triều dại mênh mang
chìm trong mơ, dĩ vãng hằn , ẩn trú
ai hằn ai, mà lạnh cả tâm hồn
*
rồi thao thức, ôi tuổi hồng thuở ấy
tôi mang đi theo, vô vọng gặp Người
lạc dấu chân, lạc vòng tay, lạc mắt
nhớ cũng là hoài niệm giọng thương tôi
*
nay bặt tăm dáng phượng hồng Hạ cuối
lá me bay như nước mắt sa tuôn
rơi rơi khẽ trên vành môi quay quắt
gió cuối ngày trên tóc, nhớ hôn anh

đht ( ĐôngHương )







BUỒN NGHIÊNG




b
uồn nghiêng, hóa đá tiếng cười

hóa cây chùm gởi, hóa người lãng du
nỗi vui hóa kiếp, tạ từ
lên rừng lá thấp, hoang vu một đời
*
sầu nghiêng, hạt mặn nhiều lời
uốn từng giọt lệ thế tôi rưng giòng
đã từng mượn đở lòng sông
cho mưa ở trọ, trốn buồn hành môi
*
khóe nghiêngchạm bóng tim người
dang tay ôm lấy tiếng cười mật ong
khi đêm về, gối ướt thầm
mở ra, uống chút giọng từng dỗ tôi
*
nghiêng qua phiá sao đổi ngôi
băng trời, xuống biển, hóa tôi ngân hà
buồn nghiêng chạm nắng phù sa
thủy triều sóng sánh vào ra nỗi mình !
đht -  ( ĐôngHương )






15

Biết đâu chừng cỡ mười lăm
Có vần thư cũ để làm mưa rơi
Có đâu một nửa tiếng cười
Khi mưa rơi xuống ướt đời bên nhau -
đăng sơn.fr











...

.

  
CHỢT NHƯ

Chợt như năm mười tám
Cười một mình rồi buồn đó
Nắng hồng vừa chạm ngõ
Thấy lòng mình nhẹ tâng

Chợt như buớc ai về
Khua guốc trên ngõ vắng
Từng tiếng động lê thê
Nghe cứ tưởng mình mơ

Chợt như thưở mười tám
Ngày nào ngồi bên nhau
Môi run chưa kịp nói
Mà đã biết xa nhau....




đăng sơn.fr 
    

samedi 30 août 2014

... QuêHương - Bài mới nhất ( 6.12. 2014 )



.














      Posted Image











Posted Image







cHUYỆN
cỦA
cHÚNGMìNH.





.






Sáng sớm, đọc một câu góp ý của cậu nhỏ ở một bài viết , thấy hết hồn :



" .....Nhắc đến ViệtNam thì họ kỳ thị lắm rồi ! " " Cháu hết mơ đến chuyện đi du học hoặc du lịch rồi ... "




Nghe và đọc thấy buồn và bực mình !







....



Vì sao thế ?



Có phải là vì sự tự hào về dân tộc và văn hóa của mình chưa đủ và đúng mức . Hay vì một mặc cảm dấu diếm trong niềm khiêm nhượng ?





Có nhiều cách để trả lời sau khi nhìn vào các vấn đề .




Một đứa con lấy gì để tự hào với cái tên họ của gia đình mình ? Một người có đầy bằng cấp có khi nào xấu hổ vì cảnh bần hàn đã qua của cha mẹ mình không ?



Bất cứ câu hỏi nào cũng có những câu trả lời . Để có thể trả lời, ta phải nhìn vào vấn đề và tìm cách lý giải nó theo một cung cách lương thiện gồm sự chủ quan và khách quan .




Để có thể hãnh diện về gia tộc, tổ tiên và đất nước của mình, ta phải làm gì ?



đăng sơn.fr




...  




Vì sao ?





-------------------------





Tôi thích đặt những câu hỏi vì thích có những câu trả lời thoả đáng .***



Và tôi hay đặt câu hỏi vì sao ?




Đây là những câu vì sao trong việc làm của tôi mỗi ngày :



- Vì sao ông ( bà ) khổ ?


- Vì sao mặc cảm và vì sao cứ so sánh để thấy mình khở sở vì thua kém ?


- Vì sao và vì sao ....... ?





Và sau đó, tôi đọc lại những câu trả lời để có một vài kết luận ( cho dù là không đơn giản )






....




Ngày tôi đặt chân đến đất Pháp xa lạ này, tôi vừa tròn 22 tuổi, tuổi ươm nhiều ước mơ và rất sung sức . Giữa một buổi tối muà đông lạnh cóng, đi lang thang trên một lề đường , đang buồn bã vì xa xứ, gặp một người Pháp trung niên , ông ta ăn mặc lịch sự, ông nở nụ cười giang rộng vòng tay .


Giọng ông hồ hỡi :


- Cậu là người Việt Nam , phải không ? Bienvenue en France . Chào bạn đến Pháp ;



Tôi tròn mắt, bất ngờ và cảm động quá đỗi .



Một người Pháp đón tôi, kẻ lưu lạc như vậy sao ?



Vì sao ?




....



Sau giây phút ngỡ ngàng đó và từ những năm tháng kế tiếp, tôi tạm cất chữ Vì Sao đó để loay hoay đi tìm điều mình muốn tìm ở xứ người .


Tôi đi, sống , học hỏi từ những ê chề, từ những vui buồn và mở to mắt .




Tôi tập cách trả lời những câu hỏi có thể làm mình đau lòng hoặc lạ lùng .


- Tại sao bạn đến đất nước này ?


- Bạn muốn gì ? Vui hay buồn ? 


- Văn hóa này, đất nước này có điều gì khác nơi quê hương của bạn ?




Khi ta trả lời một trong những câu hỏi, ta nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện và đặt ngược lại những câu hỏi sau khi đã trả lời họ .



Họ là ai ? Ta là ai ?


Những khác biệt về hai nền văn hóa là dĩ nhiên nhưng vẫn có những điểm chung : Lòng tự hào về văn hóa và dân tộc, và lòng tự trọng .





Ở họ ( người Pháp ) Họ rất tự hào về bản tuyên ngôn Nhân Quyền và hãnh diện về ngôn ngữ của một nền văn học cao độ . Ở họ là niềm hãnh diện của một đất nước phát triển mạnh về công nghệ sau thế chiến và họ làm mọi cách để phát triển nếp suy nghĩ về dân trí và dân chủ của họ .


Còn ở ta . Kẻ xa xứ ? Ta nghĩ gì ? Làm gì để không bị họ coi thường và khinh mạt ?



Sau một thời gian dài chung đụng với người Pháp, có lúc, tôi tò mò hỏi họ :


- Bạn nghĩ gì về dân á đông nói chung và người Việt nói chung ?




Họ trả lời :


- Chúng tôi chiêm ngưỡng sự thông minh, cần cù, hiếu học và nền đạo đức của xứ bạn . Các bạn rất tự trọng và siêng năng .




Tôi chỉ biết cám ơn họ với nỗi vui của mình .




...





Sống ở đất nước người, dùng ngôn ngữ của họ để ứng xử và tôi hiểu rõ ràng là : Sự giáo dục là nền căn bản để đứng vững ở một vị thế, cho dù ta là da đen, đa đỏ, da vàng hay là da trắng . Sự xử thế và cung cách cẩn trọng của ngôn ngữ là điều chứng tỏ bản năng trong niềm tự hào của một màu da và nền văn hóa đi kèm.



Ta có thể lúng túng hoặc là trôi chảy để đối đáp nhưng ta phải vững về tư tưởng và cách thức lắng nghe để biện luận . Khi muốn biện luận, ta nên có một số ý thức và khả năng kiến thức tối thiểu để vận lý .



Họ buông lời kỳ thị ư ?


Ta nên thuộc sử học và địa lý để trả lời .


Ta phân định rõ và thật rõ cái mức biên thùy và sự hài hoà chung sống trong niềm quý trọng giao hảo hoà bình . Tôi không để họ kỳ thị mình trước một tình cảnh trong phạm vi học hành và việc làm .



Thiết nghĩ, tôi không xấu hổ và có mặc cảm mình là người Việt Nam . Tôi không để họ, người ngoại cuộc pha lẫn tôi và người Trung Hoa đang lấn chiếm đất nước tôi .




Và chúng ta, những kẻ biết cầm bút để viết, chúng ta sẽ làm gì để thoát ra cái mặc cảm nô lệ , cho dù là nô lệ văn học ?






2.






PHẦN 2 CỦA NIỀM TỰ HÀO hơi QUÁ ĐỘ .

...







Phần này nguy hiểm hơn vì nhiều lẽ , và tôi sẽ kể là tại sao ?




....





Khi sang Mỹ - California thăm con gái và họ hàng, thân hữu, tôi mở mắt và mở tai để nghe những câu hỏi khác về nền văn minh và văn hóa khác biệt giữa đất Pháp và đất Mỹ .




Như sau :



. Một phần lớn người Việt có cơ hội thành đạt ít nhiều ở Mỹ rất tự hào về sự dân chủ và sự tiến bộ bậc nhất của đất nước khổng lồ này .


Họ đặt vài câu hỏi khá ngây ngô và buồn cười -


- Chúng tôi dễ ăn , dễ học bên này và chúng tôi rất yêu nước mỹ này . Đây là một xứ cực kỳ văn minh .


Tôi gật đầu đồng ý để nghe họ nói năng với tất cả niềm tự hào của miền đất vừa có hơn 200 năm văn hóa . Tôi nghe họ châm biếm văn minh và văn hóa của Âu Chậu và có lúc xem những người sống ở Âu Châu rất thua kém họ về lợi tức, đất đai ,thuế má, luật pháp .....



Đã đến lúc tôi đủng đỉnh trả họ về đúng với chỗ đứng của họ, những kẻ ăn nhờ và quá đáng với niềm tự phụ, tự hào không đúng cách . Ta chỉ nên so sánh với những điều có thể so sánh .


Ta có thể góp phần vào việc xây dựng một đất nước và tôn trọng cũng như tỏ sự biết ơn nơi cưu mang mình để mình có thể phát triển trong mọi địa hạt nhưng xem thường văn minh và nền văn hóa của xứ khác là không nên ở phần ý thức .



Mọi cách thức nhìn sự việc chỉ đúng trong một hoàn cảnh và tùy trường hợp . Ta có thể nào so sánh vận tốc chạy của một con báo và một con mèo ? Ta có thể nào cứ đứng ỳ một chỗ như ếch ngồi đáy giếng để có thể biết bầu trời rộng lớn đến cỡ nào ?



Mọi sự tự tôn khi so sánh đều là sự khập khểnh khó dung thứ .




Thái độ của cử chỉ và ngôn ngữ ở một lúc nào đó sẽ lộ diện sự thiếu tri thức ( tri thức nằm ở lãnh vực tư tưởng ) Ta nên học thêm sự khiêm cung và biết dừng lại niềm tự hào cho đúng chỗ .


Hay hoặc dở là sự khiêm nhường và biết lúc nào nên lùi lại để học hỏi .




Chỉ trích , phê bình cũng cần phải học và áp dụng sự học của mình nhưng không coi thường người khác .



Những ngọn núi cao, những dòng sông sâu cũng có một giới hạn .



Giới hạn của con người thì khôn cùng .


đăng sơn.fr




__________________________________________________________




Posted Image





Việc làm thiết thực:





 Câu chuyện Hoàng Chi Phong

Theo Thông tín viên nhật báo Le Monde của Pháp tại Hồng Kông ngày 10/12/2012 trong bài viết mang tựa đề “Hoàng Chi Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh” đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng. Tin này đã được RFI cho đăng trên website của mình.

Posted Image


(Links: http://www.viet.rfi.fr/node/76711 ) - Hoàng Chi Phong (Ảnh: RFI)


Trích đoạn từ RFI như sau: “Bài báo mô tả cậu học sinh với cặp kính cận có bề ngoài cũng bình thường như các thiếu niên Hồng Kông cùng độ tuổi 15 với cậu. Nhưng bài diễn văn của Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chifung) với giọng điệu vừa khẩn thiết, lo ngại nhưng vẫn cụ thể, nhắm thẳng vào mục đích, nhất là trước một rừng micro: cậu bé giải thích vì sao phải bằng mọi giá phản đối việc áp đặt «chương trình giáo dục đạo đức». Đây là môn học mới mà Hoàng Chi Phong khẳng định là nhằm tẩy não, mà chính quyền Hồng Kông định buộc học sinh trung và tiểu học phải theo từ nay cho đến năm 2016. Cậu bé 15 tuổi đã chiến thắng! Sau nhiều tháng do dự, một cuộc biểu tình khổng lồ với gần 100.000 người hôm 29/7, nhiều vụ tuyệt thực trong đó có cả các học sinh tham gia, 10 ngày cắm dùi trước trụ sở chính quyền hồi tháng Chín, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông hôm 7/10 cuối cùng đành phải thông báo cho ngưng lại chương trình này”.

Cậu bé Hoàng Chi Phong, chỉ mới 15 tuổi, nhưng hơn hẳn một số người tự cho mình là nhà đấu tranh nhưng vẫn ôm khư khư cái thẻ đảng hoặc tuyên bố bỏ đảng nhưng vẫn một mực ca ngợi “đảng cộng sản có công giành độc lập, tự do cho Việt Nam. Ở bài này không đề cập đến những lý do mà tôi cho rằng những công lao mà cộng sản tự rêu rao là hoàn toàn bịa đặt. Nó đã được trình bày ở “Những sự thật không thể chối bỏ” và “Những sự thật cần phải biết”. Rõ ràng ở đây cái việc cậu bé Phong làm cho thấy nó là một việc làm thiết thực, nó không cần xin cho mà nó là phản kháng rõ ràng với cộng sản.

Cậu bé Hoàng Chi Phong, 15 tuổi, đã sớm biết cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng, chỉ là đòn hỏa mù cho một lối nhồi nhét tàn ác, phi nhân theo chủ nghĩa Cộng sản, biến con người trở thành những con vật, chỉ biết sống và chết vì đảng cộng sản, và hủy hoại lương tri của con người. Do đó, Hoàng Chi Phong đã lãnh đạo Phong trào này, và đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng.

Hoàng Chi Phong 15 tuổi trở thành “lãnh đạo phong trào chống lại chương trình “giáo dục lòng yêu nước”, bằng những cách giết người theo chủ nghĩa Cộng sản. Cậu bé Hoàng Chi Phong, bây giờ là 15 tuổi, nhưng đã có ý thức từ lúc mới 12 tuổi, đã biết cái nguy hiểm, cái họa của cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” theo kiểu họ Mao. Đó chính là những việc làm cụ thể mà chúng ta nên làm thay vì xin và cho với cộng sản. Mà như chúng ta đã biết cộng sản không bao giờ biết lắng nghe.





Posted Image



*****






HOÀI BÃO .





Mở máy , đọc một bài tải đăng dưới nhan đề : " Câu Chuyện đáng Suy Ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc " của một người thanh niên trẻ tuổi đã tải, tôi đọc đi, đọc lại cho dù đã đọc bài này trên một vài diễn đàn khác .


Đọc chậm để suy ngẫm về những điều Tại Sao và Thế Nào ( ! )



Có những điều mình nên nghiền ngẫm để nên bắt chước và học ở tinh thần yêu nước và niềm tự hào của một dân tộc . Học và mở to đôi mắt cộng với một cái đầu biết so sánh .


So sánh giữa những niềm vui và những sự buồn bã khi nghĩ về quê hương của mình từ một góc độ khác khi nhìn những sản phẩm của Đại Hàn, khi nhìn nhãn hiệu SamSung - LG - Kia ..... đang dần chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ .


Ở Pháp , nếu tò mò khi đứng trước những thương hiệu sản phẩm của Nam Hàn, ta xoay món đồ thì thấy những dấu ghi Made in Âu Châu ( không Made in China ) . Đọc để hiểu thế đứng và cung cách sản xuất của người Hàn Quốc qua quan điểm chính trị để giữ thế đứng của họ .


Kiêu hùng nằm ở chỗ biết tự hào đúng mức .



Đi ngang hàng giầy dép , đứng nhìn giá cả, lật đáy đôi giày, đôi dép thấy có chữ " made in Viet Nam " , lòng bồi hồi, rưng rưng , chọn và mua với một niềm ao ước thầm thầm ......




Quay đi , lướt ngang những món hàng khác đầy ấp nhãn hiệu made in China , thấy có điều quằn quặn .


Trở về nhà , ngồi viết bài này , thấy mình thèm có một ngày nào đó nhìn được hàng loạt các sản phẩm mang nhãn hiệu của quê hương mình .



Có được như thế không ?


đăng sơn.fr .





.




THÊM CHỮ 
Thêm Tình

_____________________






Định làm vườn xong thì ngồi ỳ ra một cái góc,lơ lửng nghe chim hót,ngắm hoa ,ngắm lá thì mắt lại vớ quyển tập truyện ngắn của cô nhỏ người Cà Mau.Đọc một mạch hai ba truyện ngắn của cô.Người đâu và mộc mạc trên dòng chữ và cách viết như thế.Người đâu mà sao đọc thấy muốn thương.

Lật cái bìa sau của quyển sách,ngắm cô nhỏ -Cô không phải là đẹp.Cái đẹp của cô không phải được đánh giá bằng cặp mắt nhỏ nhít,bằng nụ cười non nớt.Tâm hồn cô đẹp lắm ! Đẹp như tiếng mái chèo trên rạch nước và những câu chuyện kể từ những tấm lòng nhân hậu.

Gió đang thổi hiu hiu.Mùi cỏ vừa cắt thơm thơm mà tự dưng nghe có mùi đồng nội,mùi mưa ẩm bay là đà trên mặt đất.Tai bỗng nhiên nghe tiếng đàn vịt cạp cạp đuổi nhau trong đôi mắt ông già chăn vịt.Mùi lúa của quê hương đã rất thơm từ ngòi bút của cô nhỏ mặn mà chân chất vơí tình quê.
Cứ như thế,càng đọc thì càng thấy mắt mình cay cay.Mình đang khóc ư ? - Phải rồi,những dòng chữ giản dị,hiền hoà như thế đang làm mình khóc.Đàn ông cũng biết khóc và cần có chỗ để khóc kiểu mình ên.Khóc đừng cho ai thấy ,họ cười.

Mụ nàng nhà từ bếp,thò cái đầu nhìn ra vườn thấy mắt chồng đỏ hoe,mụ liếc bãi cỏ thẳng tắp rồi mụ ngoé :
- Ăn cơm nước đi chứ ông ? Ở đó mà ngồi đọc truyện và chảy nước mắt.Đàn ông gì mà hở cái là nhè.Chán ông thật ,ông ơi !

Bình thường mà thấy mụ chọc quê kiểu đó thì mình nổi doá ,sửng cồ ra cái vẻ cao bồi du đãng.Mà sao lạ quá chừng nè.Bữa nay mình im ru hiền khô ? Mình gấp quyển sách vơí lời hứa hẹn là sẽ đọc lại rất chậm rãi để nhớ quê,để có thể khóc kiểu mình ên thêm một lần nữa.


Nói về cách viết thì mỗi người có một phong cách viết riêng.Biết đâu dè có ngày mình cũng nên xem lại cách viết của mình.Đã có người nói mình viết như một thằng tây lãng mạn viết tiếng việt theo cách suy nghĩ của mình.


Ờ ,ờ.Phải coi lại cách diễn đạt của mình.Biết đâu cũng có ngày mình đốt hết,xoá bỏ hết những gì mình đã viết để viết theo một kiểu khác.Kiểu mộc mạc.Kiểu chân tình của một bờ sông có con đò rung rinh mái nước theo tiếng hò khoan.Có mùi mưa của đất.Có lời tình tự áo bà ba thương thương trên một nẻo đường đê ngày cũ.



Biết đâu.Biết đâu mình tìm con nhỏ nhà văn đó và xin học một khoá viết kiểu tự tình quê hương.


đăng sơn.fr




 *  Read more: http://viptruyen.vn/@forum/f61/them-mot-lan-nua-892-15.html#ixzz3LNPNTaCY














...